|
KẾ TOÁN - THUẾ - DOANH NGHIỆP - LAO ĐỘNG |
|
NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO 1. Nhóm tài khoản hàng tồn
kho được dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động hàng tồn kho
của HTX. 2. Hàng tồn kho của HTX là
những tài sản được mua vào để sản xuất hoặc để bán, gồm:
- Vật liệu, dụng cụ;
- Sản phẩm dở
dang; - Thành phẩm, hàng hoá;
- Hàng gửi
bán. 3. Các loại sản phẩm, hàng
hóa, vật tư, tài sản nhận giữ hộ, nhận ký gửi, nhận gia công... không thuộc
quyền sở hữu và kiểm soát của HTX thì không được phản ánh là hàng tồn kho.
4. Nguyên tắc xác định giá
gốc hàng tồn kho được quy định cụ thể cho từng loại vật tư, hàng hoá, theo nguồn
hình thành và thời điểm tính giá. 5. Các khoản chiết khấu
thương mại, giảm giá nhận được sau khi mua hàng tồn kho phải được phân bổ cho số
hàng tồn kho trong kho, hàng đã bán, đã sử dụng cho sản xuất kinh doanh để hạch
toán cho phù hợp: + Nếu hàng tồn kho còn tồn
trong kho ghi giảm giá trị hàng tồn kho; + Nếu hàng tồn kho đã bán
thì ghi giảm giá vốn hàng bán; + Nếu hàng tồn kho đã sử
dụng cho hoạt động nào thì ghi giảm chi phí của hoạt động
đó.
- Khoản chiết khấu thanh toán khi mua hàng tồn kho được hạch toán vào thu
nhập khác. 6. Khi bán hàng tồn kho (kể
cả trường hợp xuất hàng tồn kho để trả lương cho người lao động), giá gốc của
hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là giá vốn hàng bán.
Trường hợp xuất hàng tồn
kho để khuyến mại, quảng cáo không thu tiền (kể cả trường hợp có kèm theo điều
kiện khách hàng phải mua hàng hay không) thì toàn bộ giá trị hàng tồn kho được
hạch toán vào chi phí quản lý kinh doanh; Trường hợp dùng hàng tồn
kho biếu tặng cho người lao động được trang trải bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi
thì giá trị hàng tồn kho biếu tặng được ghi giảm quỹ khen thưởng, phúc
lợi. Khoản chiết khấu thanh toán
cho khách hàng được hưởng khi bán hàng tồn kho được hạch toán vào chi phí
khác. 7. Khi xác định giá trị
hàng tồn kho xuất trong kỳ, HTX áp dụng theo một trong các phương pháp sau:
a) Phương pháp tính theo
giá đích danh: Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng dựa trên giá trị
thực tế của từng lần nhập hàng hoá mua vào, từng thứ sản phẩm sản xuất ra nên
chỉ áp dụng cho các HTX có ít mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được
chi tiết về giá nhập của từng lô hàng tồn kho. b) Phương pháp bình quân
gia quyền: Theo phương pháp này, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính
theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại
hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được
tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể
của mỗi HTX. c) Phương pháp nhập trước,
xuất trước (FIFO): Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định
là giá trị hàng tồn kho được nhập kho trước thì được xuất trước và giá trị hàng
tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho được nhập kho gần thời điểm cuối
kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô
hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho cuối
kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn
tồn kho. Mỗi phương pháp tính giá
trị hàng tồn kho đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Mức độ chính xác và độ
tin cậy của mỗi phương pháp tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý, trình độ, năng lực
nghiệp vụ và trình độ trang bị công cụ tính toán, phương tiện xử lý thông tin
của HTX. Đồng thời cũng tuỳ thuộc vào yêu cầu bảo quản, tính phức tạp về chủng
loại, quy cách và sự biến động của vật tư, hàng hóa ở
HTX. 8. Đối với hàng tồn kho mua
vào bằng ngoại tệ, giá mua hàng tồn kho phải căn cứ vào tỷ giá chuyển khoản
trung bình của ngân hàng thương mại nơi HTX thường xuyên có giao dịch tại thời
điểm có quyền sở hữu hàng tồn kho để ghi nhận. 9. Việc lập dự phòng giảm
giá hàng tồn kho (nếu có) khi lập báo cáo tài chính được thực hiện theo cơ chế
tài chính hiện hành. 10. Kế toán hàng tồn kho
phải đồng thời kế toán chi tiết cả về giá trị và hiện vật theo từng thứ, từng
loại, quy cách vật tư, hàng hóa theo từng địa điểm quản lý và sử dụng, luôn phải
đảm bảo sự khớp, đúng cả về giá trị và hiện vật giữa thực tế về vật tư, hàng hóa
với sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
Trường hợp hàng tồn kho thừa phát hiện khi kiểm kê của đơn vị khác nếu
xác định được là của HTX khác thì không ghi tăng hàng tồn kho tương ứng với
khoản phải trả khác. 11. Chi phí vận chuyển, bảo
quản hàng tồn kho phát sinh trong quá trình mua hàng hoặc tiếp tục quá trình sản
xuất, chế biến thì được ghi nhận vào giá gốc hàng tồn kho. Chi phí vận chuyển,
bảo quản hàng tồn kho liên quan đến việc tiêu thụ hàng tồn kho (kể cả chuyển
hàng tồn kho đi gửi bán) thì được tính vào chi phí quản lý kinh
doanh. |
ĐƠN VỊ HỖ TRỢ
|