|
KẾ TOÁN - THUẾ - DOANH NGHIỆP - LAO ĐỘNG |
|
BỘ
TÀI CHÍNH CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Số:
302/2016/TT-BTC Hà
Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2016 THÔNG
TƯ HƯỚNG
DẪN VỀ LỆ PHÍ MÔN BÀI Căn
cứ Luật phí và lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015; Căn
cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật số
21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Quản lý thuế; Luật số 71/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 sửa đổi, bổ sung
một số điều của các Luật về thuế; Luật số 106/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ
đặc biệt và Luật Quản lý thuế; Căn
cứ Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ
quy định về lệ phí môn bài; Căn
cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài
chính; Theo
đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Bộ
trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn về lệ phí môn bài như
sau: Điều
1. Phạm vi điều chỉnh Thông
tư này hướng dẫn về người nộp lệ phí môn bài, các trường hợp miễn lệ phí môn
bài, mức thu lệ phí môn bài và khai, nộp lệ phí môn bài. Điều
2. Người nộp lệ phí môn bài Người
nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ quy định tại Điều 2 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày
04/10/2016 của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài, trừ các trường hợp quy định
tại Điều 3 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016 của Chính phủ quy
định về lệ phí môn bài và hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư này. Điều
3. Miễn lệ phí môn bài Các
trường hợp được miễn lệ phí môn bài thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định
số 139/2016/NĐ-CP ngày
04/10/2016 của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài. Riêng các trường hợp miễn
lệ phí môn bài quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định số
139/2016/NĐ-CP xác định như sau: 1. Cá
nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng
năm từ 100 triệu đồng trở xuống. Mức
doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác
định cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình được miễn lệ phí môn bài là
tổng doanh
thu tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá
nhân. 2.
Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường
xuyên; không có địa điểm kinh doanh cố định. Kinh
doanh không thường xuyên; không có địa điểm kinh doanh cố định thực hiện
theo hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư
số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015
của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá
nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số
nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày
12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về
thuế. Cá
nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình không có địa điểm kinh doanh cố định hướng dẫn
tại khoản này bao gồm cả trường hợp cá nhân là xã viên hợp tác xã và hợp tác xã
đã nộp lệ phí môn bài theo quy định đối với hợp tác xã; cá nhân trực tiếp
ký hợp đồng làm
đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, đại lý bán đúng giá thực hiện khấu trừ thuế tại
nguồn; cá
nhân hợp tác kinh doanh với tổ chức theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập
cá nhân. Điều
4. Mức thu lệ phí môn bài 1.
Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ
chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau: a)
Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu)
đồng/năm; b)
Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 (hai
triệu) đồng/năm; c)
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức
kinh tế khác: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm. Mức
thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hướng dẫn tại khoản này căn
cứ vào vốn
điều lệghi
trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ghi trong giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp hoặc ghi trong điều lệ hợp tác xã. Trường
hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư. Tổ
chức nêu tại điểm a, b khoản này có thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư thì căn
cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của năm
trước liền kề năm tính lệ phí môn bài. Trường
hợp vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bằng ngoại tệ thì quy đổi ra tiền đồng
Việt Nam để làm căn cứ xác định mức lệ phí môn bài theo tỷ
giá mua vào của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng nơi người nộp lệ phí môn
bài mở tài khoản tại thời điểm người nộp lệ phí môn bài nộp tiền vào ngân sách
nhà nước. 2.
Mức thu lệ phí môn bài đối với cá
nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ như sau: a) Cá
nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu
đồng/năm: 1.000.000
(một triệu) đồng/năm; b) Cá
nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm:
500.000
(năm trăm nghìn) đồng/năm; c) Cá
nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm:
300.000
(ba trăm nghìn) đồng/năm. Doanh
thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân,
hộ gia đình tại khoản này là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo quy
định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân. Cá
nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nêu tại khoản này có thay đổi doanh thu thì căn
cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân
của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài. Cá
nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình mới ra kinh doanh trong năm thì mức doanh thu
làm cơ sở xác định mức thu lệ phí môn bài là doanh thu của năm tính thuế theo
quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân. 3. Tổ
chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hoặc mới
thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời
gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được
cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối
năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm. Tổ
chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nhưng
không kê khai lệ phí môn bài thì phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm, không phân
biệt thời điểm phát hiện là của 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối
năm. Tổ
chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình đang
sản xuất, kinh doanh và có thông báo gửi cơ quan thuế về việc tạm ngừng kinh
doanh cả năm dương lịch thì không
phải nộp lệ
phí môn bài của năm tạm ngừng kinh doanh.
Trường hợp tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương
lịch thì
vẫn phải nộp mức
lệ phí môn bài cả năm. Điều
5. Khai, nộp lệ phí môn bài 1.
Khai, nộp lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt
động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. a)
Khai lệ phí môn bài a.1) Khai
lệ phí môn bài một lần khi tổ chức mới ra hoạt động kinh doanh, chậm nhất là
ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh; a.2) Trường
hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc
(chi nhánh, văn
phòng đại diện, địa điểm kinh doanh)
kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì người nộp lệ phí thực hiện
nộp Hồ
sơ khai
lệ phí môn bài của các đơn vị phụ thuộc
đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của người nộp lệ phí; a.2)
Trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc (chi
nhánh, văn
phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kinh
doanh ở
khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp lệ phí có trụ sở chính thì đơn
vị phụ thuộc
thực hiện nộp Hồ
sơ khai
lệ phí môn bài của đơn vị phụ thuộc
cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị phụ thuộc. a.3) Trường
hợp người nộp lệ phí mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản
xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày
được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng
ký đầu tư và đăng ký thuế hoặc
ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký
hoạt động chi nhánh; ngày ban hành văn bản phê duyệt chủ trương đầu
tư. b) Nộp
lệ phí môn bài Thời
hạn nộp lệ
phí môn
bài chậm nhất là ngày 30 tháng 1 hàng năm.
Trường hợp tổ
chức mới
ra hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mới thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh
thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ
sơ khai lệ phí môn
bài theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày
04/10/2016 của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài. 2.
Khai, nộp lệ phí môn bài đối với cá nhân,
nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt
động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ a)
Khai lệ phí môn bài a.1)
Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán
không phải khai lệ phí môn bài. Cơ quan thuế căn cứ cơ sở dữ liệu về tổng doanh
thu của cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình để xác định mức thu lệ phí môn bài
đối với từng địa điểm sản xuất, kinh doanh. a.2)
Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình cho thuê bất động sản khai lệ phí môn bài một
lần theo từng hợp đồng cho thuê bất động sản. Trường hợp hợp đồng cho thuê bất
động sản kéo dài trong nhiều năm thì nộp lệ phí môn bài theo từng năm tương ứng
với số năm cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình khai nộp thuế giá trị gia tăng,
thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình khai, nộp
thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân một lần đối với hợp đồng cho thuê
bất động sản kéo dài trong nhiều năm thì nộp mức lệ phí môn bài của một
năm. a.3)
Trường hợp cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh không trực
tiếp khai, nộp thuế với cơ quan thuế mà có tổ chức khai và nộp thay thuế thì tổ
chức có trách nhiệm nộp thuế thay có trách nhiệm nộp thay lệ phí môn bài của cá
nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất kinh doanh
khi cá
nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nàychưa
nộp. b)
Nộp lệ phí môn bài Cá
nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thực hiện nộp lệ
phí môn
bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm. Trường
hợp người nộp lệ phí môn bài là cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình mới ra sản
xuất, kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thì thời hạn nộp lệ phí môn bài
chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng tiếp theo tháng có phát sinh nghĩa vụ khai
thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân. Điều
6. Hiệu lực thi hành 1.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017. 2.
Thông tư này bãi
bỏ Điều 17 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày
22/7/2013 của Chính phủ và thay
thế các Thông tư sau: a)
Thông tư số
96/2002/TT-BTC ngày
24/10/2002 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 75/2002/NĐ-CP ngày
30/08/2002 của Chính phủ về
điều chỉnh mức thuế môn bài; b) Thông
tư số 113/2002/TT-BTC ngày 16/12/2002 của
Bộ Tài chính hướng
dẫn bổ sung Thông tư số 96/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 của Bộ Tài
chính; c) Thông
tư số 42/2003/TT-BTC ngày
07/5/2003 của Bộ Tài chính hướng
dẫn sửa đổi,
bổ sung Thông
tư số 96/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002. Điều
7. Tổ chức thực hiện 1. Hàng
năm, Cục Thuế tỉnh, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các Chi
cục thuế thuộc
địa bàn quản lý thực hiện: a)
Lập và
duyệt sổ bộ,
phát hành thông báo lệ phí môn bài phải
nộp hàng
năm đối
với cá
nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt
động sản xuất, kinh doanh cùng
thời gian lập vàduyệt
bộ thuế khoán, thông báo thuế khoán phải
nộp theo
quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; b)
Rà
soát các tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh
doanh trên địa bàn để phân loại người nộp thuế đang hoạt động ổn định,
người nộp thuế mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh, xác
định mức thu và
thu lệ
phí môn bài theo quy định. 2.
Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các tổ
chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh thực
hiện Thông tư này. 3.
Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ có trách nhiệm khai, nộp lệ phí môn bài theo đúng quy
định. 4. Trong
quá trình thực hiện, nếu văn
bản liên quan đề cập tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì
thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế. Trong
quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ
quan, đơn
vị, tổ
chức, cá nhân phản
ánh kịp thời về Bộ Tài chính để được xem
xét, giải
quyết./. Nơi nhận: KT.
BỘ TRƯỞNG |
ĐƠN VỊ HỖ TRỢ
|