|
KẾ TOÁN - THUẾ - DOANH NGHIỆP - LAO ĐỘNG |
|
1. Nguyên tắc kế toán 1.1. TK 152 được dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình
hình biến động các loại hàng tồn kho của doanh nghiệp siêu nhỏ trong
kỳ. 1.2. Hàng tồn kho của doanh nghiệp siêu nhỏ gồm: Nguyên
vật liệu, dụng cụ; Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang; Thành phẩm, hàng hoá.
Doanh nghiệp siêu nhỏ được chủ động mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi các loại
hàng tồn kho phù hợp với yêu cầu
quản lý, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo tính minh bạch, dễ kiểm
tra, kiểm soát. a) Nguyên vật liệu là các đối tượng lao động của doanh
nghiệp và thường được phân loại như sau: - Nguyên vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu và vật
liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, cấu thành thực thể vật chất, thực thể
chính của sản phẩm. Vì vậy, khái niệm nguyên liệu, vật liệu chính gắn liền với
từng doanh nghiệp sản xuất cụ thể. - Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào
quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết
hợp với nguyên vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài,
tăng thêm chất lượng của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản
phẩm được thực hiện bình thường, hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật,
bảo quản đóng gói; phục vụ cho quá trình lao động. - Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt
lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo
sản phẩm diễn ra bình thường. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và
thể khí. - Vật liệu khác bao gồm các loại vật tư thay thế như vật
tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ,
dụng cụ sản xuất, thiết bị... ngoài các loại nguyên vật liệu
trên. b) Dụng cụ của doanh nghiệp là những tư liệu lao động
không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với
TSCĐ. - Các loại công cụ, dụng cụ của doanh nghiệp siêu nhỏ
thường bao gồm: + Những dụng cụ, đồ nghề bằng thuỷ tinh, sành,
sứ; + Phương tiện quản lý, đồ dùng văn
phòng; + Quần áo, giày dép chuyên dùng để làm việc,...
+ Các loại bao bì bán kèm theo hàng hóa có tính tiền
riêng, có tính giá trị hao mòn để trừ dần giá trị của bao bì và các loại dụng cụ
khác. c) Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang hạch toán trên
Tài khoản 1524 phải được chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng,
bộ phận sản xuất, đội sản xuất,...); theo loại, nhóm sản phẩm, hoặc chi tiết, bộ
phận sản phẩm; theo từng loại dịch vụ hoặc theo từng công đoạn dịch
vụ. d) Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc quá trình chế
biến do các bộ phận sản xuất của doanh nghiệp sản xuất hoặc thuê ngoài gia công
xong đã được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và nhập
kho. - Thành phẩm do các bộ phận sản xuất của doanh nghiệp sản
xuất ra phải được đánh giá theo giá thành sản xuất (giá gốc), bao gồm: Chi phí
nguyên vật liệu, nhân công và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc
sản xuất sản phẩm. - Thành phẩm thuê ngoài gia công chế biến được đánh giá
theo giá thành thực tế gia công chế biến bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, chi phí thuê gia công và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến quá
trình gia công. đ) Hàng hóa là các loại vật tư, sản phẩm do doanh nghiệp
siêu nhỏ mua về với mục đích để bán (bán buôn và bán
lẻ). Tùy theo đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của doanh
nghiệp siêu nhỏ, hàng tồn kho có thể theo dõi chi tiết theo từng mặt hàng, chủng
loại, quy cách, phẩm chất,... 1.3. Các loại sản phẩm, hàng hóa, vật tư, tài sản nhận
giữ hộ, nhận ký gửi, nhận gia công... không thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của
doanh nghiệp siêu nhỏ thì không được phản ánh là hàng tồn kho của doanh nghiệp
(không phản ánh vào TK 152) mà chỉ mở sổ chi tiết để theo dõi về số lượng, quy
cách phẩm chất của hàng tồn kho,.... 1.4. Giá gốc của hàng tồn kho được xác định tuỳ theo từng
nguồn nhập. - Giá gốc hàng tồn kho mua ngoài, bao gồm: Giá mua ghi
trên hóa đơn. Tùy theo phương pháp tính thuế GTGT của doanh nghiệp mà giá mua
hàng tồn kho được xác định như sau: + Trường hợp thuế GTGT được khấu trừ thì giá trị của hàng
tồn kho mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuế GTGT trên hóa đơn.
+ Trường hợp thuế GTGT không được khấu trừ thì giá trị
của hàng tồn kho mua vào bao gồm cả thuế GTGT trên hóa đơn.
- Giá gốc của hàng tồn kho nhận góp vốn của chủ sở hữu là
giá trị được các bên tham gia góp vốn thống nhất đánh giá theo quy
định. 1.5. Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá nếu phát
sinh ngay khi mua hàng tồn kho được trừ trực tiếp vào giá trị hàng mua trên hóa
đơn còn nếu phát sinh sau khi kết thúc hoạt động mua hàng được hạch toán vào thu
nhập khác của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
thuế. 1.6. Khi xác định giá trị hàng tồn kho xuất trong kỳ,
doanh nghiệp áp dụng phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ. Theo phương pháp
này, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của
từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc
sản xuất trong cả kỳ. Giá trị trung bình được tính vào cuối mỗi
kỳ. 1.7. Kế toán hàng tồn kho phải đồng thời kế toán chi tiết
cả về giá trị và hiện vật theo từng thứ, từng loại, quy cách nguyên vật liệu,
dụng cụ, hàng hóa theo từng địa điểm quản lý và sử dụng, luôn phải đảm bảo sự
khớp, đúng cả về giá trị và hiện vật giữa thực tế với sổ kế toán tổng hợp và sổ
kế toán chi tiết. 1.8. Chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản hàng tồn kho
phát sinh trong quá trình mua hàng hoặc tiếp tục quá trình sản xuất, chế biến kể
cả vận chuyển hàng tồn kho đi bán hoặc gửi bán đều được hạch toán vào các khoản
chi phí của doanh nghiệp siêu nhỏ. 2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 152 - Hàng
tồn kho Bên Nợ: - Trị giá thực tế của các loại nguyên vật liệu, dụng cụ,
thành phẩm, hàng hóa tăng khi nhập kho; - Các chi phí nguyên vật liệu, nhân công và các chi phí
khác phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện
dịch vụ; - Trị giá thực tế của hàng tồn kho thừa phát hiện khi
kiểm kê. Bên Có: - Trị giá thực tế của nguyên vật liệu, dụng cụ, thành
phẩm, hàng hóa giảm khi xuất kho; - Giá thành sản xuất thực tế của nguyên vật liệu, thành
phẩm đã chế tạo hoặc thuê gia công xong nhập kho hoặc chuyển đi
bán; - Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành
cung cấp cho khách hàng; - Trị giá của thành phẩm, hàng hóa xuất kho để bán, giao
đại lý hoặc sử dụng cho sản xuất, kinh doanh; - Trị giá hàng hóa trả lại cho người
bán; - Trị giá thành phẩm, hàng hóa phát hiện thiếu khi kiểm
kê; - Trị giá hàng tồn kho hao hụt, mất mát phát hiện khi
kiểm kê. Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của chi phí sản xuất, kinh doanh còn dở
dang, sản phẩm, hàng hóa và các loại hàng tồn kho khác hiện còn cuối kỳ.
Tài khoản 152 có 3 tài khoản cấp
2: a) Tài khoản 1521 - Nguyên vật liệu, dụng cụ:
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình
hình biến động các loại nguyên vật liệu, dụng cụ của doanh nghiệp siêu
nhỏ. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 1521 - Nguyên
vật liệu, dụng cụ Bên Nợ: - Trị giá thực tế của nguyên vật liệu, dụng cụ nhập kho
do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận góp vốn hoặc từ các
nguồn khác; - Trị giá nguyên vật liệu, dụng cụ thừa phát hiện khi
kiểm kê. Bên Có: - Trị giá thực tế của nguyên vật liệu, dụng cụ xuất kho
dùng vào sản xuất, kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia công chế biến;
- Trị giá nguyên vật liệu, dụng cụ hao hụt, mất mát phát
hiện khi kiểm kê. Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của nguyên vật liệu, dụng cụ tồn kho cuối
kỳ. b) Tài khoản 1524 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở
dang: Tài khoản này dùng để tập hợp chi phí sản xuất phục vụ
cho việc tính giá thành sản phẩm, dịch vụ. Tài khoản này phản ánh giá trị thực
tế của sản phẩm, dịch vụ dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 1524- Chi phí
sản xuất, kinh doanh dở dang Bên Nợ: - Các chi phí nguyên vật liệu, nhân công, và các chi phí
khác phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến sản xuất sản phẩm và chi phí
thực hiện dịch vụ; Bên Có: - Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong
nhập kho, chuyển đi bán; - Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành
cung cấp cho khách hàng; - Trị giá nguyên vật liệu, hàng hoá gia công xong nhập
lại kho; Số dư bên Nợ: Chi phí sản xuất, kinh doanh còn dở dang
cuối kỳ. c) Tài khoản 1526 - Thành phẩm, hàng
hóa: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình
hình biến động các loại sản phẩm, hàng hóa của doanh
nghiệp Bên Nợ: - Trị giá mua vào của hàng hóa theo hóa đơn mua
hàng; - Trị giá của thành phẩm sản xuất hoàn thành hoặc thuê
ngoài gia công chế biến; - Trị giá thành phẩm, hàng hóa phát hiện thừa khi kiểm
kê; Bên Có: - Trị giá của thành phẩm, hàng hóa xuất kho để bán, giao
đại lý hoặc sử dụng cho sản xuất, kinh doanh; - Trị giá hàng hóa trả lại cho người
bán; - Trị giá thành phẩm, hàng hóa phát hiện thiếu khi kiểm
kê; Số dư bên Nợ: Giá gốc của thành phẩm, hàng hóa tồn
kho. 3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ
yếu 3.1. Kế toán mua hàng tồn
kho - Khi mua hàng tồn kho, căn cứ hóa đơn và các chứng từ
liên quan phản ánh giá trị hàng nhập kho, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ,
ghi: Nợ TK 152 - Hàng tồn kho (giá mua chưa có thuế
GTGT) Nợ TK 1313 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu
có) Có các TK 111, 331,... (tổng giá thanh
toán). Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, giá trị hàng
tồn kho bao gồm cả thuế GTGT đầu vào. - Trường hợp trả lại hàng đã mua cho người bán,
ghi: Nợ TK 331 - Các khoản nợ phải
trả
Có TK 152 - Hàng tồn kho
Có TK 1313 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu
có). c) Các chi phí về thu mua, bốc xếp, vận chuyển, bảo quản
hàng tồn kho từ nơi mua về kho doanh nghiệp hoặc từ doanh nghiệp chuyển đến nơi
tiêu thụ: Nợ TK 9112 - Chi phí Nợ TK 1313 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu
có) Có các TK 111, 331,... 3.2. Đối với hoạt động thuê ngoài gia công, chế
biến: - Khi xuất nguyên vật liệu đưa đi gia công, chế biến,
ghi: Nợ TK 1524 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 1521 - Nguyên vật liệu, dụng
cụ. - Khi phát sinh chi phí thuê ngoài gia công, chế biến,
ghi: Nợ TK 1524 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Nợ TK 1313 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu
có) Có các TK 111, 331,... - Khi nhập lại kho số nguyên vật liệu thuê ngoài gia
công, chế biến, ghi: Nợ TK 1521 - Nguyên vật liệu, dụng
cụ Nợ TK 1526 – Thành phẩm, hàng hóa (nếu đã gia công thành
thành phẩm) Có TK 1524 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở
dang. 3.3. Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dở
dang - Xuất kho nguyên vật liệu, dụng cụ sử dụng cho sản xuất
sản phẩm, dịch vụ, ghi: Nợ TK 1524 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 1521- Nguyên vật liệu, dụng
cụ. - Mua nguyên vật liệu, dụng cụ về dùng ngay cho sản xuất
sản phẩm, dịch vụ không qua nhập kho, ghi: Nợ TK 1524 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Nợ TK 1313 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu
có) Có các TK 111, 331,... - Khi nguyên vật liệu, dụng cụ xuất ra cho hoạt động sản
xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ cuối kỳ không sử dụng hết nhập lại kho,
ghi: Nợ TK 1521 - Nguyên vật liệu, dụng
cụ Có TK 1524 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở
dang. - Tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho
công nhân sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng,
ghi: Nợ TK 1524 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở
dang Có TK 3311- Phải trả người lao
động. - Tính, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, kinh phí công đoàn tính trên số tiền
lương, tiền công phải trả công nhân sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng theo
tỷ lệ quy định tính vào chi phí của doanh nghiệp,
ghi: Nợ TK 1524 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở
dang Có TK 3312- Các khoản trích theo
lương. - Trích khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản
xuất,... thuộc các phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất,
ghi: Nợ TK 1524 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở
dang Có TK 211- Tài sản cố định (Số khấu hao TSCĐ từng
kỳ). - Chi phí điện, nước, điện thoại,... thuộc phân xưởng, bộ
phận sản xuất, và các khoản chi phí bằng tiền hoặc chưa trả tiền phục vụ cho
hoạt động sản xuất sản phẩm: Nợ TK 1524 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở
dang Nợ TK 1313 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu
có) Có các TK 111, 331,... - Giá thành sản xuất thực tế sản phẩm sản xuất xong nhập
kho hoặc tiêu thụ ngay, ghi: Nợ TK 1526 - Thành phẩm, hàng hóa (nếu nhập
kho) Nợ TK 9112- Các khoản chi phí (nếu bán ngay không qua
kho) Có TK 1524 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở
dang. 3.4. Kế toán xuất bán hàng tồn kho, sử dụng hàng tồn kho
cho hoạt động của đơn vị: - Xuất kho thành phẩm, hàng hóa để bán cho khách hàng, kế
toán phản ánh giá vốn của thành phẩm, hàng hóa xuất bán,
ghi: Nợ TK 9112 - Các khoản chi
phí Có TK 1526 - Thành phẩm, hàng
hóa. - Khi người mua trả lại số thành phẩm, hàng hóa đã bán:
Nợ TK 91111 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ Nợ TK 33131 - Thuế GTGT phải nộp (nếu
có) Có các TK 111, 131,... (tổng giá trị của hàng bán bị trả
lại). - Đồng thời phản ánh giá vốn của thành phẩm đã bán nhập
lại kho, ghi: Nợ TK 1526 - Thành phẩm, hàng
hóa Có TK 9112 - Các khoản chi
phí. - Khi xuất kho nguyên vật liệu, dụng cụ phục vụ cho hoạt
động bán hàng, hoạt động quản lý doanh nghiệp (tiêu dùng nội bộ),
ghi: Nợ TK 9112 - Các khoản chi
phí
Có TK 1521- Nguyên vật liệu, dụng cụ. 3.5. Kế toán thừa, thiếu hàng tồn
kho: Mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu hàng tồn kho khi
kiểm kê đều phải lập biên bản và truy tìm nguyên nhân và xác định người phạm
lỗi. a. Kế toán hàng tồn kho phát hiện thừa khi kiểm
kê: - Khi chưa rõ nguyên nhân,
ghi: Nợ TK 152 - Hàng tồn kho Có TK 331 - Các khoản nợ phải trả
(3318) - Khi có quyết định xử lý hàng tồn kho thừa phát hiện
trong kiểm kê: Nợ TK 331 - Các khoản nợ phải trả
(3318) Có TK 152 – Hàng tồn kho (Nếu xuất trả đơn vị
khác) Có TK 91118 - Thu nhập khác (Nếu hạch toán tăng thu nhập
khác) b. Kế toán hàng tồn kho phát hiện thiếu khi kiểm kê: Mọi trường hợp thiếu hụt hàng tồn kho phải lập biên bản
và truy tìm nguyên nhân, xác định người phạm lỗi. Kế toán căn cứ vào biên bản
kiểm kê và quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền để ghi sổ kế
toán: - Nếu do nhầm lẫn hoặc chưa ghi sổ phải tiến hành ghi bổ
sung hoặc điều chỉnh lại số liệu trên sổ kế toán; - Nếu giá trị hàng tồn kho bị hao hụt chưa rõ nguyên
nhân, ghi: Nợ TK 131 - Các khoản nợ phải thu
(1318) Có TK 152 - Hàng tồn kho. - Khi có quyết định xử lý,
ghi: Nợ TK 111 - Tiền (người phạm lỗi nộp tiền bồi
thường) Nợ TK 3311 - Phải trả người lao động (trừ tiền lương của
người phạm lỗi) Nợ TK 9112 - Các khoản chi phí (phần giá trị hàng tồn kho
hao hụt, mất mát còn lại phải tính vào chi phí) Có TK 131 - Các khoản nợ phải thu
(1318) |
ĐƠN VỊ HỖ TRỢ
|