|
KẾ TOÁN - THUẾ - DOANH NGHIỆP - LAO ĐỘNG |
|
CHUẨN
MỤC SỐ 4 TÀI
SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH (ban
hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTCngày
31/12/2001 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính). QUY
ĐỊNH CHUNG 01.Mục
đích của Chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phươngpháp kế
toán tài sản cố định vô hình, gồm: tiêu chuẩn tài sản cố định vô hình,thời điểm
ghi nhận, xác định giá trị ban đầu, chi phí phát sinh sau ghi nhậnban đầu, xác
định giá trị sau ghi nhận ban đầu, khấu hao, thanh lý tài sản cốđịnh vô hình và
một số quy định khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và nộp báo cáotài
chính. 02.Chuẩn
mực này áp dụng cho kế toán tài sản cố định vô hình, trừ khi có chuẩn mựckế toán
khác quy định cho phép áp dụng nguyên tắc và phương pháp kế toán kháccho tài sản
cố định vô hình. 03.Một
số tài sản cố định vô hình có thể chứa đựng trong hoặc trên thực thể vậtchất. Ví
dụ như đĩa compact (trong trường hợp phần mềm máy tính được ghi trongđĩa
compact), văn bản pháp lý (trong trường hợp giấy phép hoặc bằng sáng chế).Để
quyết định một tài sản bao gồm cả yếu tố vô hình và hữu hình được hạch toántheo
quy định của chuẩn mực tài sản cố định hữu hình hay chuẩn mực tài sản cốđịnh vô
hình, doanh nghiệp phải căn cứ vào việc xác định yếu tố nào là quantrọng. Ví dụ
phần mềm của máy vi tính nếu là một bộ phận không thể tách rời vớiphần cứng của
máy đó để máy có thể hoạt động được, thì phần mềm này là một bộphận của máy và
nó được coi là một bộ phận của tài sản cố định hữu hình. Trườnghợp phần mềm là
bộ phận có thể tách rời với phần cứng có liên quan thì phần mềmđó là một tài sản
cố định vô hình. 04.Chuẩn
mực này quy định về các chi phí liên quan đến hoạt động quảng cáo, đàotạo nhân
viên, thành lập doanh nghiệp, nghiên cứu và triển khai. Các hoạt độngnghiên cứu
và triển khai hướng tới việc phát triển tri thức, có thể tạo thànhmột tài sản
thuộc dạng vật chất (ví dụ vật mẫu), nhưng yếu tố vật chất chỉ cóvai trò thứ yếu
so với thành phần vô hình là tri thức ẩn chứa trong tài sản đó. 05.Tài
sản cố định vô hình thuê tài chính sau khi được ghi nhận ban đầu, bên thuêphải
kế toán tài sản cố định vô hình trong hợp đồng thuê tài chính theo Chuẩnmực này.
Các quyền trong hợp đồng cấp phép đối với phim ảnh, chương trình thubăng video,
tác phẩm kịch, bản thảo, bằng sáng chế và bản quyền thuộc phạm vicủa chuẩn mực
này. 06.Các
thuật ngữ trong Chuẩn mực này được hiểu như sau: Tàisản:
là một nguồn lực: a)Doanh
nghiệp kiểm soát được; và b)Dự
tính đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp. Tàisản
cố định vô hình: là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định đượcgiá
trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cungcấp dịch
vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhậntài sản cố
định vô hình. Nghiêncứu:
là hoạt động tìm kiếm ban đầu và có kế hoạch được tiến hành nhằm đạt đượcsự hiểu
biết và tri thức khoa học hoặc kỹ thuật mới. Triểnkhai:
là hoạt động ứng dụng những kết quả nghiên cứu hoặc tri thức khoa học vàomột kế
hoạch hoặc thiết kế để sản xuất sản phẩm mới hoặc được cải tiến một cáchcơ bản
trước khi bắt đầu sản xuất hoặc sử dụng mang tính thương mại các vậtliệu, dụng
cụ, sản phẩm, các quy trình, hệ thống hoặc dịch vụ mới. Nguyêngiá:
là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được tài sản cốđịnh vô
hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính. Khấuhao:
là việc phân bổ có hệ thống giá trị phải khấu hao của tài sản cố định vôhình
trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó. Giátrị
phải khấu hao: là nguyên giá của tài sản cố định vô hình ghi trên báo cáotài
chính, trừ (-) giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó. Thờigian
sử dụng hữu ích: là thời gian mà tài sản cố định vô hình phát huy được tácdụng
cho sản xuất, kinh doanh, được tính bằng: a)Thời
gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng tài sản cố định vô hình; hoặc b)Số lượng
sản phẩm, hoặc các đơn vịtính tương tự mà doanh nghiệp dự tính thu được từ việc
sử dụng tài sản. Giátrị
thanh lý: là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu íchcủa tài
sản, sau khi trừ (-) chi phí thanh lý ước tính. Giátrị
còn lại: là nguyên giá của tài sản cố định vô hình sau khi trừ (-) số khấuhao
lũy kế của tài sản đó. Giátrị
hợp lý: là giá trị tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểubiết
trong sự trao đổi ngang giá. Thịtrường
hoạt động: là thị trường thỏa mãn đồng thời ba (3) điều kiện sau: a)Các
sản phẩm được bán trên thị trường có tính tương đồng; b)Người
mua và người bán có thể tìm thấy nhau vào bất kỳ lúc nào; c)Giá
cả được công khai. TÀI
SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH 07.Các
doanh nghiệp thường đầu tư để có các nguồn lực vô hình, như: Quyền sử dụngđất có
thời hạn, phần mềm máy vi tính, bằng sáng chế, bản quyền, giấy phép khaithác
thủy sản, hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhượngquyền, quan
hệ kinh doanh với khách hàng hoặc nhà cung cấp, sự trung thành củakhách hàng,
thị phần và quyền tiếp thị... 08.Để
xác định nguồn lực vô hình quy định trong đoạn số 07 thỏa mãn định nghĩa tàisản
cố định vô hình cần phải xem xét các yếu tố: Tính có thể xác định được, khảnăng
kiểm soát nguồn lực và tính chắc chắn của lợi ích kinh tế trong tương lai.Nếu
một nguồn lực vô hình không thỏa mãn định nghĩa tài sản cố định vô hình thìchi
phí phát sinh để tạo ra nguồn lực vô hình đó phải ghi nhận là chi phí sảnxuất,
kinh doanh trong kỳ hoặc chi phí trả trước. Riêng nguồn lực vô hình doanhnghiệp
có được thông qua việc sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại đượcghi nhận
là lợi thế thương mại vào ngày phát sinh nghiệp vụ mua (theo quy địnhtại đoạn
46). Tính
có thể xác định được 09.Tài
sản cố định vô hình phải là tài sản có thể xác định được để có thể phânbiệt một
cách rõ ràng tài sản đó với lợi thế thương mại. Lợi thế thương mạiphát sinh từ
việc sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại được thể hiện bằngmột khoản
thanh toán do bên đi mua tài sản thực hiện để có thể thu được lợi íchkinh tế
trong tương lai. 10.Một
tài sản cố định vô hình có thể xác định riêng biệt khi doanh nghiệp có thểđem
tài sản cố định vô hình đó cho thuê, bán, trao đổi hoặc thu được lợi íchkinh tế
cụ thề từ tài sản đó trong tương lai. Những tài sản chỉ tạo ra lợi íchkinh tế
trong tương lai khi kết hợp với các tài sản khác nhưng vẫn được coi làtài sản có
thể xác định riêng biệt nếu doanh nghiệp xác định được chắc chắn lợiích kinh tế
trong tương lai do tài sản đó đem lại. Khả
năng kiểm soát 11.Doanh
nghiệp nắm quyền kiểm soát một tài sản nếu doanh nghiệp có quyền thu lợiích kinh
tế trong tương lai mà tài sản đó đem lại, đồng thời cũng có khả nănghạn chế sự
tiếp cận của các đối tượng khác đối với lợi ích đó. Khả năng kiểmsoát của doanh
nghiệp đối với lợi ích kinh tế trong tương lai từ tài sản cốđịnh vô hình, thông
thường có nguồn gốc từ quyền pháp lý. 12.Tri
thức về thị trường và hiểu biết chuyên môn có thể mang lại lợi kinh tếtrong
tương lai. Doanh nghiệp có thể kiểm soát lợi ích đó khi có ràng buộc bằngquyền
pháp lý, ví dụ: bản quyền, giấy phép khai thác thủy sản. 13.Doanh
nghiệp có đội ngũ nhân viên lành nghề và thông qua việc đào tạo, doanhnghiệp có
thể xác định được sự nâng cao kiến thức của nhân viên sẽ mang lại lợiích kinh tế
trong tương lai, nhưng doanh nghiệp không đủ khả năng kiểm soát lợiích kinh tế
đó, vì vậy không được ghi nhận là tài sản cố định vô hình. Tài nănglãnh đạo và
kỹ thuật chuyên môn cũng không được ghi nhận là tài sản cố định vôhình trừ khi
tài sản này được bảo đảm bằng các quyền pháp lý để sử dụng nó vàđể thu được lợi
ích kinh tế trong tương lai đồng thời thỏa mãn các quy định vềđịnh nghĩa tài sản
cố định vô hình và tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vôhình. 14.Doanh
nghiệp có danh sách khách hàng hoặc thị phần nhưng do không có quyền pháplý hoặc
biện pháp khác để bảo vệ hoặc kiểm soát các lợi ích kinh tế từ các mốiquan hệ
với khách hàng và sự trung thành của họ, vì vậy không được ghi nhận làtài sản cố
định vô hình. Lợi
ích kinh tế trong tương lai 15.Lợi
ích kinh tế trong tương lai mà tài sản cố định vô hình đem lại cho doanhnghiệp
có thể bao gồm: tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, hoặc lợi ích khácxuất phát từ
việc sử dụng tài sản cố định vô hình. NỘI
DUNG CỦA CHUẨN MỰC GHI
NHẬN VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ BAN ĐẦU 16.Một
tài sản vô hình được ghi nhận là tài sản cố định vô hình phải thỏa mãn đồngthời:
Định nghĩa về tài sản cố định vô hình; và Bốn(4)
tiêu chuẩn ghi nhận sau: Chắcchắn
thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại; Nguyêngiá
tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy; Thờigian
sử dụng ước tính trên 1 năm; Có đủ
tiêu chuẩn giá trị theo quyđịnh hiện hành. 17.Doanh
nghiệp phải xác định được mức độ chắc chắn khả năng thu được lợi ích kinhtế
trong tương lai bằng việc sử dụng các giả định hợp lý và có cơ sở về cácđiều
kiện kinh tế tồn tại trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản
đó. 18.Tài
sản cố định vô hình phải được xác định giá trị ban đầu theo nguyên
giá. XÁC
ĐỊNH NGUYÊN GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH TRONG
TỪNG TRƯỜNG HỢP Mua
tài sản cố định vô hình riêng biệt 19.Nguyên
giá tài sản cố định vô hình mua riêng biệt, bao gồm giá mua (trừ (-) cáckhoản
được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồmcác
khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưatài sản
vào sử dụng theo dự tính. 20.Trường
hợp quyền sử dụng đất được mua cùng với mua nhà cửa, vật kiến trúc trênđất thì
giá trị quyền sử dụng đất phải được xác định riêng biệt và ghi nhận làtài sản cố
định vô hình. 21.Trường
hợp tài sản cố định vô hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trảchậm,
nguyên giá của tài sản cố định vô hình được phản ánh theo giá mua trảngay tại
thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán vàgiá mua trả
ngay được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo kỳ hạnthanh toán, trừ
khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá tài sản cố địnhvô hình (vốn hóa)
theo quy định của chuẩn mực kế toán "Chi phí đivay". 22.Nếu
tài sản cố định vô hình hình thành từ việc trao đổi thanh toán bằng chứngtừ liên
quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị, nguyên giá tài sản cố định vôhình là giá
trị hợp lý của các chứng từ được phát hành liên quan đến quyền sởhữu
vốn. Mua
tài sản cố định vô hình từ việc sáp nhập doanh nghiệp. 23.Nguyên
giá tài sản cố định vô hình hình thành trong quá trình sáp nhập doanhnghiệp có
tính chất mua lại là giá trị hợp lý của tài sản đó vào ngày mua (ngàysáp nhập
doanh nghiệp). 24.Doanh
nghiệp phải xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình một cách đáng tincậy để
ghi nhận tài sản đó một cách riêng biệt. Giátrị
hợp lý có thể là: Giániêm
yết tại thị trường hoạt động; Giácủa
nghiệp vụ mua bán tài sản cố định vô hình tương tự. 25.Nếu
không có thị trường hoạt động cho tài sản thì nguyên giá của tài sản cốđịnh vô
hình được xác định bằng khoản tiền mà doanh nghiệp lẽ ra phải trả vàongày mua
tài sản trong điều kiện nghiệp vụ đó được thực hiện trên cơ sở kháchquan dựa
trên các thông tin tin cậy hiện có. Trường hợp này doanh nghiệp cầncân nhắc kết
quả của các nghiệp vụ đó trong mối quan hệ tương quan với các tàisản tương
tự. 26.Khi
sáp nhập doanh nghiệp, tài sản cố định vô hình được ghi nhận như
sau: a)Bên
mua tài sản ghi nhận là tài sản cố định vô hình nếu tài sản đó đáp ứng đượcđịnh
nghĩa về tài sản cố định vô hình và tiêu chuẩn ghi nhận quy định trongđoạn 16,
17, kể cả trường hợp tài sản cố định vô hình đó không được ghi nhậntrong báo cáo
tài chính của bên bán tài sản; b)Nếu
tài sản cố định vô hình được mua thông qua việc sáp nhập doanh nghiệp cótính
chất mua lại, nhưng không thể xác định được nguyên giá một cách đáng tincậy thì
tài sản đó không được ghi nhận là một tài sản cố định vô hình riêngbiệt, mà được
hạch toán vào lợi thế thương mại (theo quy định tại đoạn 46). 27.Khi
không có thị trường hoạt động cho tài sản cố định vô hình được mua thôngqua việc
sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại, thì nguyên giá tài sản cốđịnh vô
hình là giá trị mà tại đó nó không tạo ra lợi thế thương mại có giá trịâm phát
sinh vào ngày sáp nhập doanh nghiệp. Tài
sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn 28.Nguyên
giá tài sản cố định vô hình là quyền sử đụng đất có thời hạn khi đượcgiao đất
hoặc số tiền trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từngười khác,
hoặc giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn liên doanh. 29.Trường
hợp quyền sử dụng đất được chuyển nhượng cùng với mua nhà cửa, vật kiếntrúc trên
đất thì giá trị của nhà cửa, vật kiến trúc phải được xác định riêngbiệt và ghi
nhận là tài sản cố định hữu hình. Tài
sản cố định vô hình được Nhà nước cấp hoặc được tặng, biếu 30.Nguyên
giá tài sản cố định vô hình được Nhà nước cấp hoặc được tặng, biếu, đượcxác định
theo giá trị hợp lý ban đầu cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếpđến việc đưa
tài sản vào sử dụng theo dự tính. Tài
sản cố định vô hình mua dưới hình thức trao đổi 31.Nguyên
giá tài sản cố định vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một tài sảncố định
vô hình không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợplý của
tài sản cố định vô hình nhận về hoặc bằng với giá trị hợp lý của tài sảnđem trao
đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêmhoặc thu
về. 32.Nguyên
giá tài sản cố định vô hình mua dưới hình thức trao đổi với một tài sảncố định
vô hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyềnsở hữu một
tài sản tương tự (tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự,trong cùng
lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương). Trong cả hai trườnghợp không có
bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình traođổi. Nguyên giá
tài sản cố định vô hình nhận về được tính bằng giá trị còn lạicủa tài sản cố
định vô hình đem trao đổi. Lợi
thế thương mại được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp. 33.Lợi
thế thương mại được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp không được ghi nhận làtài
sản. 34.Chi
phí phát sinh để tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai nhưng không hìnhthành
tài sản cố định vô hình vì không đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩnghi nhận
trong Chuẩn mực này, mà tạo nên lợi thế thương mại từ nội bộ doanhnghiệp. Lợi
thế thương mại được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp không được ghinhận là tài sản
vì nó không phải là nguồn lực có thể xác định, không đánh giá đượcmột cách đáng
tin cậy và doanh nghiệp không kiểm soát được. 35.Khoản
chênh lệch giữa giá trị thị trường của doanh nghiệp với giá trị tài sảnthuần của
doanh nghiệp ghi trên báo cáo tài chính được xác định tại một thờiđiểm không
được ghi nhận là tài sản cố định vô hình do doanh nghiệp kiểm soát. Tài
sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp 36.Để
đánh giá một tài sản vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp được ghinhận vào
ngày phát sinh nghiệp vụ đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩn ghinhận tài sản
cố định vô hình, doanh nghiệp phải phân chia quá trình hình thànhtài sản
theo: a)Giai
đoạn nghiên cứu; và b)Giai
đoạn triển khai. 37.Nếu
doanh nghiệp không thể phân biệt giai đoạn nghiên cứu với giai đoạn triểnkhai
của một dự án nội bộ để tạo ra tài sản cố định vô hình, doanh nghiệp phảihạch
toán vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ toàn bộ chi phíphát
sinh liên quan đến dự án đó. Giai
đoạn nghiên cứu 38.Toàn
bộ chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu không được ghi nhận là tàisản cố
định vô hình mà được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong
kỳ. 39.Ví
dụ về các hoạt động trong giai đoạn nghiên cứu: a)Các
hoạt động nghiên cứu, phát triển tri thức mới và hoạt động tìm kiếm, đánhgiá và
lựa chọn các phương án cuối cùng; b)Việc
ứng dụng các kết quả nghiên cứu hoặc các tri thức khác; c)Việc
tìm kiếm các phương pháp thay thế đối với các vật liệu, dụng cụ, sản phẩm,quy
trình, dịch vụ; d)Công
thức, thiết kế, đánh giá và lựa chọn cuối cùng các phương pháp thay thếđối với
các vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, quy trình, hệ thống, dịch vụ mới hoặccải tiến
hơn. Giai
đoạn triển khai 40.Tài
sản vô hình tạo ra trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là tài sản cốđịnh vô
hình nếu thỏa mãn được bảy (7) điều kiện sau: a)Tính
khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hìnhvào sử
dụng theo dự tính hoặc để bán; b)Doanh
nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán; c)Doanh
nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó; d)Tài
sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai; e)Có đầy
đủ các nguồn lực về kỹthuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các
giai đoạn triển khai,bán hoặc sử dụng tài sản vô hình
đó; g)Có khả
năng xác định một cách chắcchắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để
tạo ra tài sản vô hình đó; f)Ước
tính có đủ tiêu chuẩn vềthời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản
cố định vô hình. 41.Ví
dụ về các hoạt động triển khai: a)Thiết
kế, xây dựng và thử nghiệm các vật mẫu hoặc kiểu mẫu trước khi đưa vàosản xuất
hoặc sử dụng; b)Thiết
kế các dụng cụ, khuôn mẫu, khuôn dẫn và khuôn dập liên quan đến công
nghệmới; c)Thiết
kế, xây dựng và vận hành xưởng thử nghiệm không có tính khả thi về mặtkinh tế
cho hoạt động sản xuất mang tính thương mại; d)Thiết
kế xây dựng và sản xuất thử nghiệm một phương pháp thay thế các vật liệu,dụng
cụ, sản phẩm, quy trình, hệ thống và dịch vụ mới hoặc được cải tiến. 42.Các
nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát hành, danh sách khách hàng và các khoản mụctương
tự được hình thành trong nội bộ doanh nghiệp không được ghi nhận là tàisản cố
định vô hình. Nguyên
giá tài sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanhnghiệp 43.Tài
sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp được đánh giá banđầu theo
nguyên giá là toàn bộ chi phí phát sinh từ thời điểm mà tài sản vôhình đáp ứng
được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình quyđịnh trong các
đoạn 16,17 và 40 đến khi tài sản cố định vô hình được đưa vào sửdụng. Các chi
phí phát sinh trước thời điểm này phải tính vào chi phí sản xuất,kinh doanh
trong kỳ. 44.Nguyên
giá tài sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp bao gồmtất cả các
chi phí liên quan trực tiếp hoặc được phân bổ theo tiêu thức hợp lývà nhất quán
từ các khâu thiết kế, xây dựng, sản xuất thử nghiệm đến chuẩn bị đưatài sản đó
vào sử dụng theo dự tính. Nguyêngiá
tài sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp bao gồm: a)Chi
phí nguyên liệu, vật liệu hoặc dịch vụ đã sử dụng trong việc tạo ra tài sảncố
định vô hình; b)Tiền
lương, tiền công và các chi phí khác liên quan đến việc thuê nhân viêntrực tiếp
tham gia vào việc tạo ra tài sản đó; c)Các
chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc tạo ra tài sản, như chi phí đăngký
quyền pháp lý, khấu hao bằng sáng chế phát minh và giấy phép được sử dụng đểtạo
ra tài sản đó; d)Chi
phí sản xuất chung được phân bổ theo tiêu thức hợp lý và nhất quán vào tàisản
(Ví dụ: phân bổ khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị, phí bảo hiểm, tiềnthuê nhà
xưởng, thiết bị). 45.Các
chi phí sau đây không được tính vào nguyên giá tài sản cố định vô hình đượctạo
ra từ nội bộ doanh nghiệp: a)Chi
phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chí phí sản xuất chung khôngliên
quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng; b)Các
chi phí không hợp lý như: nguyên liệu, vật liệu lãng phí, chi phí lao động,các
khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường; c)Chi
phí đào tạo nhân viên để vận hành tài sản. GHI
NHẬN CHI PHÍ 46.Chi
phí liên quan đến tài sản vô hình phải được ghi nhận là chi phí sản xuất,kinh
doanh trong kỳ hoặc chi phí trả trước, trừ trường hợp: a)Chi
phí hình thành một phần nguyên giá tài sản cố định vô hình và thỏa mãn địnhnghĩa
và tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình (quy định từ đoạn 16 đếnđoạn
44). b)Tài
sản vô hình hình thành trong quá trình sáp nhập doanh nghiệp có tính chấtmua lại
nhưng không đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận là tài sảncố định vô
hình thì những chi phí đó (nằm trong chi phí mua tài sản) hình thànhmột bộ phận
của lợi thế thương mại (kể cả trường hợp lợi thế thương mại có giátrị âm) vào
ngày quyết định sáp nhập doanh nghiệp. 47.Chi
phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp
nhưngkhông được ghi nhận là tài sản cố định vô hình thì được ghi nhận là chi phí
sảnxuất, kinh doanh trong kỳ, trừ các chi phí được quy định trong đoạn
48. 48.Chi
phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp gồmchi
phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên và chi phí quảng cáophát
sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thạnh lập, chiphí cho
giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm được ghi nhận là chiphí sản
xuất, kinh doanh trong kỳ hoặc được phân bổ dần vào chi phí sản xuất,kinh doanh
trong thời gian tối đa không quá 3 năm. 49.Chi
phí liên quan đến tài sản vô hình đã được doanh nghiệp ghi nhận là chi phíđể xác
định kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ trước đó thì không được táighi nhận
vào nguyên giá tài sản cố định vô hình. CHI
PHÍ PHÁT SINH SAU GHI NHẬN BAN ĐẦU 50.Chi
phí liên quan đến tài sản cố định vô hình phát sinh sau khi ghi nhận banđầu phải
được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi thỏamãn đồng
thời 2 điều kiện sau thì được tính vào nguyên giá tài sản cố định
vôhình: a)Chi
phí này có khả năng làm cho tài sản cố định vô hình tạo ra lợi ích kinh tếtrong
tương lai nhiều hơn mức hoạt động được đánh giá ban đầu; b)Chi
phí được đánh giá một cách chắc chắn và gắn liền với một tài sản cố định vôhình
cụ thể. 51.Chi
phí liên quan đến tài sản cố định vô hình phát sinh sau khi ghi nhậnban đầu được
ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi các chiphí này gắn
liền với một tài sản cố định vô hình cụ thể và làm tăng lợi íchkinh tế từ các
tài sản này. 52.Chi
phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa,quyền
phát hành, danh sách khách hàng và các khoản mục tương tự về bản chất (kểcả
trường hợp mua từ bên ngoài hoặc tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp) luôn đượcghi
nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. XÁC
ĐỊNH GIÁ TRỊ SAU GHI NHẬN BAN ĐẦU 53.Sau
khi ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng, tài sản cố định vô hình đượcxác
định theo nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại. KHẤU
HAO Thời
gian tính khấu hao 54.Giá
trị phải khấu hao của tài sản cố định vô hình được phân bổ một cách có hệthống
trong suốt thời gian sử dụng hữu ích ước tính hợp lý của nó. Thời giantính khấu
hao của tài sản cố định vô hình tối đa là 20 năm. Việc trích khấu haođược bắt
đầu từ khi đưa tài sản cố định vô hình vào sử dụng. 55.Khi
xác định thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định vô hình làm căn cứtính
khấu hao cần phải xem xét các yếu tố sau: a)Khả
năng sử dụng dự tính của tài sản; b)Vòng
đời của sản phẩm và các thông tin chung về các ước tính liên quan đến thờigian
sử dụng hữu ích của các loại tài sản giống nhau được sử dụng trong điềukiện
tương tự; c)Sự
lạc hậu về kỹ thuật, công nghệ; d)Tính
ổn định của ngành sử dụng tài sản đó và sự thay đổi về nhu cầu thị trườngđối với
các sản phẩm hoặc việc cung cấp dịch vụ mà tài sản đó đem lại; e)Hoạt
động dự tính của các đối thủ cạnh tranh hiện tại hoặc tiềm tàng; f)Mức
chi phí cần thiết để duy trì, bảo dưỡng; g)Thời
gian kiểm soát tài sản, những hạn chế về mặt pháp lý và những hạn chế khácvề quá
trình sử dụng tài sản; h)Sự
phụ thuộc thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định vô hình với các tàisản
khác trong doanh nghiệp. 56.Phần
mềm máy vi tính và các tài sản cố định vô hình khác có thể nhanh chóng bịlạc hậu
về kỹ thuật thì thời gian sử dụng hữu ích của các tài sản này thường làngắn
hơn. 57.Trong
một số trường hợp, thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định vô hìnhcó thể
vượt quá 20 năm khi có những bằng chứng tin cậy, nhưng phải xác định đượccụ thể:
Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải: a)Khấu
hao tài sản cố định vô hình theo thời gian sử dụng hữu ích ước tính chínhxác
nhất; và b)Trình
bày các lý do ước tính thời gian sử dụng hữu ích của tài sản trên báo cáotài
chính. 58.Nếu
việc kiểm soát đối với các lợi ích kinh tế trong tương lai từ tài sản cốđịnh vô
hình đạt được bằng quyền pháp lý được cấp trong một khoảng thời gianxác định thì
thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định vô hình không vượtquá thời gian có
hiệu lực của quyền pháp lý, trừ khi quyền pháp lý được giahạn. 59.Các
nhân tố kinh tế và pháp lý ảnh hưởng đến thời gian sử dụng hữu ích của tàisản cố
định vô hình, gồm: (1). Các nhân tố kinh tế quyết định khoảng thời gianthu được
lợi ích kinh tế trong tương lai; (2). Các nhân tố pháp lý giới hạnkhoảng thời
gian doanh nghiệp kiểm soát được lợi ích kinh tế này. Thời gian sửdụng hữu ích
là thời gian ngắn hơn trong số các khoảng thời gian trên. Phương
pháp khấu hao 60.Phương
pháp khấu hao tài sản cố định vô hình được sử dụng phải phản ánh cáchthức thu
hồi lợi ích kinh tế từ tài sản đó của doanh nghiệp. Phươngpháp
khấu hao được sử dụng cho từng tài sản cố định vô hình được áp dụng thốngnhất
qua nhiều thời kỳ và có thể được thay đổi khi có sự thay đổi đáng kể cáchthức
thu hồi lợi ích kinh tế của doanh nghiệp. Chi phí khấu hao cho từng thờikỳ phải
được ghi nhận là chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh, trừ khi chiphí đó được
tính vào giá trị của tài sản khác. 61.Có ba
(3) phương pháp khấu hao tàisản cố định vô hình,
gồm: Phươngpháp
khấu hao đường thẳng; Phươngpháp
khấu hao theo số dư giảm dần; Phươngpháp
khấu hao theo số lượng sản phẩm. Theophương
pháp khấu hao đường thẳng, số khấu hao hàng năm không đổi trong suốtthời gian sử
dụng hữu ích của tài sản cố định vô hình. Theophương
pháp khấu hao theo số dư giảm dần, số khấu hao hàng năm giảm dần trongsuốt thời
gian sử dụng hữu ích của tài sản. Phươngpháp
khấu hao theo số lượng sản phẩm dựa trên tổng số đơn vị sản phẩm ước tínhtài sản
có thể tạo ra. Giá
trị thanh lý 62.Tài
sản cố định vô hình có giá trị thanh lý khi: a)Có bên
thứ ba thỏa thuận mua lạitài sản đó vào cuối thời gian sử dụng hữu ích của tài
sản; hoặc b)Có thị
trường hoạt động vào cuốithời gian sử dụng hữu ích của tài sản và giá trị thanh
lý có thể được xác địnhthông qua giá thị trường. Khikhông
có một trong hai điều kiện nói trên thì giá trị thanh lý của tài sản cốđịnh vô
hình được xác định bằng không (0). 63.Giá
trị phải khấu hao được xác định bằng nguyên giá trừ (-) giá trị thanh lý ướctính
của tài sản. 64.Giá
trị thanh lý được ước tính khi tài sản cố định vô hình được hình thành đưavào sử
dụng bằng cách dựa trên giá bán phổ biến ở cuối thời gian sử dụng hữu ích
ước tính của một tài sảntương tự và đã hoạt động trong các điều kiện tương tự.
Giá trị thanh lý ướctính không tăng lên khi có thay đổi về giá cả hoặc giá
trị. Xem
xét lại thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao 65.Thời
gian khấu hao và phương pháp khấu hao tài sản cố định vô hình phải đượcxem xét
lại ít nhất là vào cuối mỗi năm tài chính. Nếu thời gian sử dụng hữuích ước tính
của tài sản khác biệt lớn so với các ước tính trước đó thì thờigian khấu hao
phải được thay đổi tương ứng. Phương pháp khấu hao tài sản cốđịnh vô hình được
thay đổi khi có thay đổi đáng kể cách thức ước tính thu hồilợi ích kinh tế cho
doanh nghiệp. Trường hợp này, phải điều chỉnh chi phí khấuhao cho năm hiện hành
và các năm tiếp theo, và được thuyết minh trong báo cáotài chính. 66.Trong
suốt thời gian sử dụng tài sản cố định vô hình, khi xét thấy việc ướctính thời
gian sử dụng hữu ích của tài sản không còn phù hợp thì thời gian khấuhao cần
phải thay đổi. Ví dụ: Thời gian sử dụng hữu ích có thể tăng lên do đầutư thêm
chi phí làm tăng năng lực của tài sản so với năng lực hoạt động được đánhgiá ban
đầu. 67.Trong
suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định vô hình, có thể thayđổi cách
thức ước tính về lợi ích kinh tế trong tương lai mà doanh nghiệp dựtính thu
được, do đó có thể thay đổi phương pháp khấu hao. Ví dụ: Phương pháp khấuhao
theo số dư giảm dần phù hợp hơn phương pháp khấu hao đường
thẳng. NHƯỢNG
BÁN VÀ THANH LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH 68.Tài
sản cố định vô hình được ghi giảm khi thanh lý, nhượng bán hoặc khi xétthấy
không thu được lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tiếp sau. 69.Lãi
hay lỗ phát sinh do thanh lý, nhượng bán tài sản cố định vô hình được xácđịnh
bằng số chênh lệch giữa thu nhập với chi phí thanh lý, nhượng bán cộng (+)giá
trị còn lại của tài sản cố định vô hình. Số lãi, lỗ này được ghi nhận làmột
khoản thu nhập hoặc chi phí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
trongkỳ. TRÌNH
BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH 70.Trong
báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày theo từng loại tài sản cốđịnh vô
hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp và tài sản cố định vô hình đượchình
thành từ các nguồn khác, về những thông tin sau: a)Phương
pháp xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình; b)Phương
pháp khấu hao; thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khấu hao; c)Nguyên
giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại vào đầu năm và cuối kỳ; d)Bản
Thuyết minh báo cáo tài chính (Phần tài sản cố định vô hình) phải trình bàycác
thông tin: Nguyêngiá
tài sản cố định vô hình tăng, trong đó giá trị tài sản cố định tăng từ hoạtđộng
trong giai đoạn triển khai hoặc do sáp nhập doanh nghiệp; Nguyêngiá
tài sản cố định vô hình giảm; Số khấu
hao trong kỳ, tăng, giảmvà lũy kế cuối kỳ; Lýdo
khi một tài sản cố định vô hình được khấu hao trên 20 năm (khi đưa ra các lýdo
này, doanh nghiệp phải chỉ ra các nhân tố đóng vai trò quan trọng xong việcxác
định thời gian sử dụng hữu ích của tài sản); Nguyêngiá,
sổ khấu hao luỹ kế, giá trị còn lại và thời gian khấu hao còn lại của từngtài
sản cố định vô hình có vị trí quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tài
sảncủa doanh nghiệp; Giátrị
hợp lý của tài sản cố định vô hình do Nhà nước cấp (quy định tại đoạn 30),trong
đó ghi rõ: Giá trị hợp lý khi ghi nhận ban đầu; Giá trị khấu hao lũy kế;Giá trị
còn lại của tài sản. Giátrị
còn lại của tài sản cố định vô hình đã dùng để thế chấp cho các khoản nợphải
trả; Cáccam
kết về mua, bán tài sản cố định vô hình có giá trị lớn trong tương
lai. Giátrị
còn lại của tài sản cố định vô hình tạm thời không sử dụng; Nguyêngiá
tài sản cố định vô hình đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng; Giátrị
còn lại của tài sản cố định vô hình đang chờ thanh lý. Giảitrình
khoản chi phí trong giai đoạn nghiên cứu và chi phí trong giai đoạn triểnkhai đã
được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Cácthay
đổi khác về tài sản cố định vô hình. 71.Kế
toán tài sản cố định vô hình được phân loại theo nhóm tài sản có cùng tínhchất
và mục đích sử dụng trong các hoạt động của doanh nghiệp, gồm: a)Quyền
sử dụng đất có thời hạn; b)Nhãn
hiệu hàng hóa; c)Quyền
phát hành; d)Phần
mềm máy vi tính; e)Giấy
phép và giấy phép nhượng quyền; f)Bản
quyền, bằng sáng chế; g)Công
thức và cách thức pha chế, kiểu mẫu, thiết kế và vật mẫu; h)Tài sản cố định vô hình đang triển
khai. |
ĐƠN VỊ HỖ TRỢ
|