|
KẾ TOÁN - THUẾ - DOANH NGHIỆP - LAO ĐỘNG |
|
ĐẶT
CỌC, KÝ CƯỢC, KÝ QUỸ 1.
Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây
gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá
trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm
giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. 2.
Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại
cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ
chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt
cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả
cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản
đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 1.
Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản
tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài
sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản
thuê. 2.
Trường hợp tài sản thuê được trả lại thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược
sau khi trả tiền thuê; nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê
có quyền đòi lại tài sản thuê; nếu tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản
ký cược thuộc về bên cho thuê. 1.
Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc
giấy tờ có giá vào tài khoản phong toả tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc
thực hiện nghĩa vụ. 2.
Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ
thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt
hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ. 3.
Thủ tục gửi và thanh toán thực hiện theo quy định của pháp luật. BẢO
LƯU QUYỀN SỞ HỮU Điều 331. Bảo lưu quyền sở hữu 1.
Trong hợp đồng mua bán, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến
khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ. 2.
Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp
đồng mua bán. 3.
Bảo lưu quyền sở hữu phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời
điểm đăng ký. Điều 332. Quyền đòi lại tài
sản Trường
hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận thì
bên bán có quyền đòi lại tài sản. Bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua
đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng. Trường hợp bên mua
làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt
hại. Điều 333. Quyền và nghĩa vụ của bên mua tài
sản 1.
Sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời hạn bảo lưu
quyền sở hữu có hiệu lực. 2.
Chịu rủi ro về tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu, trừ trường hợp có
thoả thuận khác. Điều 334. Chấm dứt bảo lưu quyền sở
hữu Bảo
lưu quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp sau đây: 1.
Nghĩa vụ thanh toán cho bên bán được thực hiện xong; 2.
Bên bán nhận lại tài sản bảo lưu quyền sở hữu; 3.
Theo thỏa thuận của các bên. BẢO
LÃNH 1.
Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có
quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có
nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện
nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa
vụ. 2.
Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay
cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực
hiện nghĩa vụ bảo lãnh. 1.
Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được
bảo lãnh. 2.
Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường
thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận
khác. 3.
Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ bảo lãnh. 4.
Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm
vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc
pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại. Bên
bảo lãnh được hưởng thù lao nếu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thoả
thuận. Điều 338. Nhiều người cùng bảo
lãnh Khi
nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì phải liên đới thực hiện việc bảo
lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các
phần độc lập; bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người bảo
lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Khi
một người trong số những người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ
thay cho bên được bảo lãnh thì có quyền yêu cầu những người bảo lãnh còn lại
phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với mình. Điều 339. Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo
lãnh 1.
Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ
của mình thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải
thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh
không có khả năng thực hiện nghĩa vụ. 2.
Bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho
bên được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn. 3.
Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận
bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh. Điều 340. Quyền yêu cầu của bên bảo
lãnh Bên
bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình
trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện, trừ trường hợp có thoả thuận
khác. Điều 341. Miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo
lãnh 1.
Trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh
miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh không phải
thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc
pháp luật có quy định khác. 2.
Trường hợp chỉ một trong số nhiều người cùng bảo lãnh liên đới được miễn việc
thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì những người khác vẫn phải thực
hiện nghĩa vụ bảo lãnh của họ. 3.
Trường hợp một trong số những người nhận bảo lãnh liên đới miễn cho bên bảo lãnh
không phải thực hiện phần nghĩa vụ đối với mình thì bên bảo lãnh vẫn phải thực
hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người nhận bảo lãnh liên đới còn
lại. Điều 342. Trách nhiệm dân sự của bên bảo
lãnh 1.
Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ
thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó. 2.
Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo
lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi
thường thiệt hại. Bảo
lãnh chấm dứt trong trường hợp sau đây: 1.
Nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt; 2.
Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm
khác; 3.
Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; 4.
Theo thỏa thuận của các bên. TÍN
CHẤP Điều 344. Bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị -
xã hội Tổ
chức chính trị - xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia
đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu
dùng theo quy định của pháp luật. Điều 345. Hình thức, nội dung tín
chấp Việc
cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có xác nhận của tổ
chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp về điều kiện, hoàn cảnh của bên
vay vốn. Thỏa
thuận bảo đảm bằng tín chấp phải cụ thể về số tiền, mục đích, thời hạn vay, lãi
suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, tổ chức tín dụng cho vay và
tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp. CẦM
GIỮ TÀI SẢN Cầm
giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp
pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong
trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa
vụ. Điều 347. Xác lập cầm giữ tài
sản 1.
Cầm giữ tài sản phát sinh từ thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có
nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. 2.
Cầm giữ tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm
bên cầm giữ chiếm giữ tài sản. Điều 348. Quyền của bên cầm
giữ 1.
Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng
song vụ. 2.
Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ
gìn tài sản cầm giữ. 3.
Được khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức nếu được bên có nghĩa vụ
đồng ý. Giá
trị của việc khai thác tài sản cầm giữ được bù trừ vào giá trị nghĩa vụ của bên
có nghĩa vụ. Điều 349. Nghĩa vụ của bên cầm
giữ 1.
Giữ gìn, bảo quản tài sản cầm giữ. 2.
Không được thay đổi tình trạng của tài sản cầm giữ. 3.
Không được chuyển giao, sử dụng tài sản cầm giữ nếu không có sự đồng ý của bên
có nghĩa vụ. 4.
Giao lại tài sản cầm giữ khi nghĩa vụ đã được thực hiện. 5.
Bồi thường thiệt hại nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm giữ. Cầm
giữ tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây: 1.
Bên cầm giữ không còn chiếm giữ tài sản trên thực tế; 2.
Các bên thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm khác để thay thế cho cầm
giữ; 3.
Nghĩa vụ đã được thực hiện xong; 4.
Tài sản cầm giữ không còn; 5.
Theo thỏa thuận của các bên. TRÁCH
NHIỆM DÂN SỰ Điều 351. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa
vụ 1.
Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên
có quyền. Vi
phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn,
thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa
vụ. 2.
Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả
kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác
hoặc pháp luật có quy định khác. 3.
Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ
không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền. Điều 352. Trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa
vụ Khi
bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền được yêu
cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Điều 353. Chậm thực hiện nghĩa
vụ 1.
Chậm thực hiện nghĩa vụ là nghĩa vụ vẫn chưa được thực hiện hoặc chỉ được thực
hiện một phần khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết. 2.
Bên chậm thực hiện nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền về việc không
thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn. Điều 354. Hoãn thực hiện nghĩa
vụ 1.
Khi không thể thực hiện được nghĩa vụ đúng thời hạn thì bên có nghĩa vụ phải
thông báo ngay cho bên có quyền biết và đề nghị được hoãn việc thực hiện nghĩa
vụ. Trường
hợp không thông báo cho bên có quyền thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt
hại phát sinh, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc do nguyên nhân khách quan
không thể thông báo. 2.
Bên có nghĩa vụ được hoãn việc thực hiện nghĩa vụ, nếu được bên có quyền đồng ý.
Việc thực hiện nghĩa vụ khi được hoãn vẫn được coi là thực hiện đúng thời
hạn. Điều 355. Chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa
vụ 1.
Chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ là khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà
bên có nghĩa vụ đã thực hiện nhưng bên có quyền không tiếp nhận việc thực hiện
nghĩa vụ đó. 2.
Trường hợp chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ là tài sản thì bên có nghĩa vụ
có thể gửi tài sản tại nơi nhận gửi giữ tài sản hoặc áp dụng biện pháp cần thiết
khác để bảo quản tài sản và có quyền yêu cầu thanh toán chi phí hợp lý. Trường
hợp tài sản được gửi giữ thì bên có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có
quyền. 3.
Đối với tài sản có nguy cơ bị hư hỏng thì bên có nghĩa vụ có quyền bán tài sản
đó và phải thông báo ngay cho bên có quyền, trả cho bên có quyền khoản tiền thu
được từ việc bán tài sản sau khi trừ chi phí hợp lý để bảo quản và bán tài sản
đó. Điều 356. Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao
vật 1.
Trường hợp nghĩa vụ giao vật đặc định không được thực hiện thì bên bị vi phạm có
quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao đúng vật đó; nếu vật không còn hoặc bị hư
hỏng thì phải thanh toán giá trị của vật. 2.
Trường hợp nghĩa vụ giao vật cùng loại không được thực hiện thì bên bị vi phạm
có quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao vật cùng loại khác; nếu không có vật cùng
loại khác thay thế thì phải thanh toán giá trị của vật. 3.
Trường hợp việc vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà gây
thiệt hại cho bên bị vi phạm thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt
hại. Điều 357. Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả
tiền 1.
Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền
chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. 2.
Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên
nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ
luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều
468 của Bộ luật này. Điều 358. Trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được
thực hiện một công việc 1.
Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện
thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình
thực hiện hoặc giao người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ
thanh toán chi phí hợp lý, bồi thường thiệt hại. 2.
Khi bên có nghĩa vụ không được thực hiện một công việc mà lại thực hiện công
việc đó thì bên có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chấm dứt việc
thực hiện, khôi phục tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại. Điều 359. Trách nhiệm do chậm tiếp nhận việc thực hiện
nghĩa vụ Bên
có quyền chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ làm phát sinh thiệt hại cho bên
có nghĩa vụ thì phải bồi thường thiệt hại cho bên đó và phải chịu mọi rủi ro,
chi phí phát sinh kể từ thời điểm chậm tiếp nhận, trừ trường hợp luật có quy
định khác. Điều 360. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm
nghĩa vụ Trường
hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường
toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định
khác. Điều 361. Thiệt hại do vi phạm nghĩa
vụ 1.
Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh
thần. 2.
Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn
thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu
nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. 3.
Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ
thể. Điều 362. Nghĩa vụ ngăn chặn, hạn chế thiệt
hại Bên
có quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để thiệt hại không xảy ra
hoặc hạn chế thiệt hại cho mình. Điều 363. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên bị vi
phạm có lỗi Trường
hợp vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại là do một phần lỗi của bên bị vi phạm thì
bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của
mình. Điều 364. Lỗi trong trách nhiệm dân
sự Lỗi
trong trách nhiệm dân sự bao gồm lỗi cố ý, lỗi vô ý. Lỗi
cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho
người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc
cho thiệt hại xảy ra. Lỗi
vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây
thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy
trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ
không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. CHUYỂN
GIAO QUYỀN YÊU CẦU VÀ CHUYỂN GIAO NGHĨA VỤ Điều 365. Chuyển giao quyền yêu
cầu 1.
Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho
người thế quyền theo thoả thuận, trừ trường hợp sau đây: a)
Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng,
sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín; b)
Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về việc
không được chuyển giao quyền yêu cầu. 2.
Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người
thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu. Việc chuyển giao quyền yêu cầu không
cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ. Người
chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ biết
về việc chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp
bên chuyển giao quyền yêu cầu không thông báo về việc chuyển giao quyền mà phát
sinh chi phí cho bên có nghĩa vụ thì bên chuyển giao quyền yêu cầu phải thanh
toán chi phí này. Điều 366. Nghĩa vụ cung cấp thông tin và chuyển giao giấy
tờ 1.
Người chuyển giao quyền yêu cầu phải cung cấp thông tin cần thiết, chuyển giao
giấy tờ có liên quan cho người thế quyền. 2.
Người chuyển giao quyền yêu cầu vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này
mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại. Điều 367. Không chịu trách nhiệm sau khi chuyển giao
quyền yêu cầu Người
chuyển giao quyền yêu cầu không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện
nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ sau khi chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác. Điều 368. Chuyển giao quyền yêu cầu có biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ Trường
hợp quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm thì việc chuyển giao
quyền yêu cầu bao gồm cả biện pháp bảo đảm đó. Điều 369. Quyền từ chối của bên có nghĩa
vụ 1.
Trường hợp bên có nghĩa vụ không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu
cầu và người thế quyền không chứng minh về tính xác thực của việc chuyển giao
quyền yêu cầu thì bên có nghĩa vụ có quyền từ chối việc thực hiện nghĩa vụ đối
với người thế quyền. 2.
Trường hợp bên có nghĩa vụ do không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu
cầu mà đã thực hiện nghĩa vụ đối với người chuyển giao quyền yêu cầu thì người
thế quyền không được yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với
mình. Điều 370. Chuyển giao nghĩa vụ 1.
Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên
có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa
vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ. 2.
Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa
vụ. Điều 371. Chuyển giao nghĩa vụ có biện pháp bảo
đảm Trường
hợp nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp bảo đảm đó chấm
dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. CHẤM
DỨT NGHĨA VỤ Điều 372. Căn cứ chấm dứt nghĩa
vụ Nghĩa
vụ chấm dứt trong trường hợp sau đây: 1.
Nghĩa vụ được hoàn thành; 2.
Theo thoả thuận của các bên; 3.
Bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ; 4.
Nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ khác; 5.
Nghĩa vụ được bù trừ; 6.
Bên có quyền và bên có nghĩa vụ hoà nhập làm một; 7.
Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ đã hết; 8.
Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà nghĩa vụ
phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện; 9.
Bên có quyền là cá nhân chết mà quyền yêu cầu không thuộc di sản thừa kế hoặc là
pháp nhân chấm dứt tồn tại mà quyền yêu cầu không được chuyển giao cho pháp nhân
khác; 10.
Vật đặc định là đối tượng của nghĩa vụ không còn và được thay thế bằng nghĩa vụ
khác; 11.
Trường hợp khác do luật quy định. Nghĩa
vụ được hoàn thành khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ hoặc thực
hiện một phần nghĩa vụ nhưng phần còn lại được bên có quyền cho miễn thực
hiện. Điều 374. Hoàn thành nghĩa vụ trong trường hợp bên có
quyền chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ Khi
bên có quyền chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ là tài sản thì nghĩa vụ hoàn
thành tại thời điểm tài sản đã được gửi giữ tại nơi nhận gửi giữ theo quy định
tại khoản 2 Điều 355 của Bộ luật này. Điều 375. Chấm dứt nghĩa vụ theo thoả
thuận Các
bên có thể thoả thuận chấm dứt nghĩa vụ bất cứ lúc nào, nhưng không được gây
thiệt hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp
pháp của người khác. Điều 376. Chấm dứt nghĩa vụ do được miễn thực hiện nghĩa
vụ 1.
Nghĩa vụ chấm dứt khi bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên có nghĩa
vụ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2.
Khi nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được miễn thì biện pháp bảo đảm cũng chấm
dứt. Điều 377. Chấm dứt nghĩa vụ do được thay thế bằng nghĩa
vụ khác 1.
Trường hợp các bên thoả thuận thay thế nghĩa vụ ban đầu bằng nghĩa vụ khác thì
nghĩa vụ ban đầu chấm dứt. 2.
Nghĩa vụ cũng chấm dứt, nếu bên có quyền đã tiếp nhận tài sản hoặc công việc
khác thay thế cho tài sản hoặc công việc đã thoả thuận trước. 3.
Trường hợp nghĩa vụ là nghĩa vụ cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính
mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các nghĩa vụ khác gắn liền với
nhân thân không thể chuyển cho người khác được thì không được thay thế bằng
nghĩa vụ khác. Điều 378. Chấm dứt nghĩa vụ do bù trừ nghĩa
vụ 1.
Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ về tài sản cùng loại đối với nhau thì khi
cùng đến hạn họ không phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau và nghĩa vụ được xem
là chấm dứt, trừ trường hợp luật có quy định khác. 2.
Trường hợp giá trị của tài sản hoặc công việc không tương đương với nhau thì các
bên thanh toán cho nhau phần giá trị chênh lệch. 3.
Những vật được định giá thành tiền cũng có thể bù trừ với nghĩa vụ trả
tiền. Điều 379. Những trường hợp không được bù trừ nghĩa
vụ Nghĩa
vụ không được bù trừ trong trường hợp sau đây: 1.
Nghĩa vụ đang có tranh chấp; 2.
Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân
phẩm, uy tín; 3.
Nghĩa vụ cấp dưỡng; 4.
Nghĩa vụ khác do luật quy định. Điều 380. Chấm dứt nghĩa vụ do hoà nhập bên có nghĩa vụ
và bên có quyền Khi
bên có nghĩa vụ trở thành bên có quyền đối với chính nghĩa vụ đó thì nghĩa vụ
chấm dứt. Điều 381. Chấm dứt nghĩa vụ do hết thời hiệu miễn trừ
nghĩa vụ Khi
thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ đã hết thì nghĩa vụ chấm dứt. Điều 382. Chấm dứt nghĩa vụ khi bên có quyền là cá nhân
chết hoặc pháp nhân chấm dứt tồn tại Khi
các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về việc nghĩa vụ được thực hiện
chỉ dành cho cá nhân hoặc pháp nhân là bên có quyền mà cá nhân chết hoặc pháp
nhân chấm dứt tồn tại thì nghĩa vụ cũng chấm dứt. Điều 383. Chấm dứt nghĩa vụ khi vật đặc định không
còn Nghĩa
vụ giao vật chấm dứt trong trường hợp vật phải giao là vật đặc định không
còn. Các
bên có thể thoả thuận thay thế vật khác hoặc bồi thường thiệt hại. Điều 384. Chấm dứt nghĩa vụ trong trường hợp phá
sản Trường
hợp phá sản thì nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của Luật phá sản. HỢP
ĐỒNG GIAO
KẾT HỢP ĐỒNG Hợp
đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự. Điều 386. Đề nghị giao kết hợp
đồng 1.
Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu
sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc
tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị). 2.
Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị
lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả
lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết
hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh. Điều 387. Thông tin trong giao kết hợp
đồng 1.
Trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng
của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết. 2.
Trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao
kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông
tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật
khác. 3.
Bên vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường. Điều 388. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu
lực 1.
Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như
sau: a)
Do bên đề nghị ấn định; b)
Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ
khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy
định khác. 2.
Các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp
đồng: a)
Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển
đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân; b)
Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề
nghị; c)
Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương
thức khác. Điều 389. Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp
đồng 1.
Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng
trong trường hợp sau đây: a)
Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước
hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị; b)
Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị
có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát
sinh. 2.
Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đó là đề nghị mới. Điều 390. Huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp
đồng Bên
đề nghị giao kết hợp đồng có thể huỷ bỏ đề nghị nếu đã nêu rõ quyền này trong đề
nghị và bên được đề nghị nhận được thông báo về việc hủy bỏ đề nghị trước khi
người này gửi thông báo chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Điều 391. Chấm dứt đề nghị giao kết hợp
đồng Đề
nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây: 1.
Bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng; 2.
Bên được đề nghị trả lời không chấp nhận; 3.
Hết thời hạn trả lời chấp nhận; 4.
Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực; 5.
Khi thông báo về việc huỷ bỏ đề nghị có hiệu lực; 6.
Theo thoả thuận của bên đề nghị và bên được đề nghị trong thời hạn chờ bên được
đề nghị trả lời. Điều 392. Sửa đổi đề nghị do bên được đề nghị đề
xuất Khi
bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa
đổi đề nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới. Điều 393. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp
đồng 1.
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc
chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. 2.
Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp
đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các
bên. Điều 394. Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp
đồng 1.
Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có
hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng
nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề
nghị mới của bên chậm trả lời. Khi
bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu
lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý. 2.
Trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà
bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận
giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không
đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị. 3.
Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại
hoặc qua phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận
hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp các bên có thoả thuận về thời hạn trả
lời. Trường
hợp bên đề nghị chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi sau khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận giao kết hợp
đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng vẫn có giá trị, trừ trường hợp nội dung giao
kết gắn liền với nhân thân bên đề nghị. Trường
hợp bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng sau đó chết, mất năng
lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì việc
trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có giá trị, trừ trường hợp nội dung giao
kết gắn liền với nhân thân bên được đề nghị. Điều 397. Rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp
đồng Bên
được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp
đồng, nếu thông báo về việc rút lại này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề
nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. Điều 398. Nội dung của hợp
đồng 1.
Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp
đồng. 2.
Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây: a)
Đối tượng của hợp đồng; b)
Số lượng, chất lượng; c)
Giá, phương thức thanh toán; d)
Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; đ)
Quyền, nghĩa vụ của các bên; e)
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; g)
Phương thức giải quyết tranh chấp. Điều 399. Địa điểm giao kết hợp
đồng Địa
điểm giao kết hợp đồng do các bên thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì địa
điểm giao kết hợp đồng là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã
đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng. Điều 400. Thời điểm giao kết hợp
đồng 1.
Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao
kết. 2.
Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp
đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng
của thời hạn đó. 3.
Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về
nội dung của hợp đồng. 4.
Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn
bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản. Trường
hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời
điểm giao kết hợp đồng được xác định theo khoản 3 Điều này. Điều 401. Hiệu lực của hợp
đồng 1.
Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác. 2.
Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối
với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa
thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật. Điều 402. Các loại hợp đồng chủ
yếu Hợp
đồng gồm các loại chủ yếu sau đây: 1.
Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với
nhau; 2.
Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ; 3.
Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng
phụ; 4.
Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính; 5.
Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng
đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện
nghĩa vụ đó; 6.
Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định. 1.
Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của
hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp
đồng không được trái với nội dung của hợp đồng. 2.
Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong
hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều
khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa
đổi. 1.
Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích điều khoản đó không
chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí của các bên được
thể hiện trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp
đồng. 2.
Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau
thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với mục đích, tính chất của hợp
đồng. 3.
Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo
tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng. 4.
Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau,
sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp
đồng. 5.
Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng
trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp
đồng. 6.
Trường hợp bên soạn thảo đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên kia thì khi
giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên kia. 1.
Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản do một bên đưa ra theo mẫu để
bên kia trả lời trong một thời gian hợp lý; nếu bên được đề nghị trả lời chấp
nhận thì coi như chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đã
đưa ra. Hợp
đồng theo mẫu phải được công khai để bên được đề nghị biết hoặc phải biết về
những nội dung của hợp đồng. Trình
tự, thể thức công khai hợp đồng theo mẫu thực hiện theo quy định của pháp
luật. 2.
Trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản không rõ ràng thì bên đưa ra hợp đồng
theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó. 3.
Trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản miễn trách nhiệm của bên đưa ra hợp
đồng theo mẫu, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia
thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác. Điều 406. Điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp
đồng 1.
Điều kiện giao dịch chung là những điều khoản ổn định do một bên công bố để áp
dụng chung cho bên được đề nghị giao kết hợp đồng; nếu bên được đề nghị chấp
nhận giao kết hợp đồng thì coi như chấp nhận các điều khoản này. 2.
Điều kiện giao dịch chung chỉ có hiệu lực với bên xác lập giao dịch trong trường
hợp điều kiện giao dịch này đã được công khai để bên xác lập giao dịch biết hoặc
phải biết về điều kiện đó. Trình
tự, thể thức công khai điều kiện giao dịch chung thực hiện theo quy định của
pháp luật. 3.
Điều kiện giao dịch chung phải bảo đảm sự bình đẳng giữa các bên. Trường hợp
điều kiện giao dịch chung có quy định về miễn trách nhiệm của bên đưa ra điều
kiện giao dịch chung, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên
kia thì quy định này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác. 1.
Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này
cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu. 2.
Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên
có thoả thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp
dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. 3.
Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp
các bên thoả thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng
chính. Điều 408. Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực
hiện được 1.
Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được
thì hợp đồng này bị vô hiệu. 2.
Trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng
có đối tượng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia biết nên
bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ
trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể
thực hiện được. 3.
Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp
hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được nhưng phần
còn lại của hợp đồng vẫn có hiệu lực. THỰC
HIỆN HỢP ĐỒNG Điều 409. Thực hiện hợp đồng đơn
vụ Đối
với hợp đồng đơn vụ, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng như đã thoả
thuận, chỉ được thực hiện trước hoặc sau thời hạn nếu được bên có quyền đồng
ý. Điều 410. Thực hiện hợp đồng song
vụ 1.
Trong hợp đồng song vụ, khi các bên đã thoả thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ
thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn; không được hoãn thực
hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ trường hợp quy
định tại Điều 411 và Điều 413 của Bộ luật này. 2.
Trường hợp các bên không thoả thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước thì các bên
phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau; nếu nghĩa vụ không thể thực hiện
đồng thời thì nghĩa vụ nào khi thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì nghĩa vụ đó
phải được thực hiện trước. Điều 411. Quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng
song vụ 1.
Bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ, nếu khả năng
thực hiện nghĩa vụ của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể
thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện
được nghĩa vụ hoặc có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. 2.
Bên phải thực hiện nghĩa vụ sau có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ đến hạn nếu bên
thực hiện nghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến
hạn. Điều 412. Cầm giữ tài sản trong hợp đồng song
vụ Trường
hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền xác
lập quyền cầm giữ tài sản đối với tài sản của bên có nghĩa vụ theo quy định từ
Điều 346 đến Điều 350 của Bộ luật này. Điều 413. Nghĩa vụ không thực hiện được do lỗi của một
bên Trong
hợp đồng song vụ, khi một bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình do lỗi của
bên kia thì có quyền yêu cầu bên kia vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình
hoặc huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Điều 414. Không thực hiện được nghĩa vụ nhưng không do
lỗi của các bên Trong
hợp đồng song vụ, nếu một bên không thực hiện được nghĩa vụ mà các bên đều không
có lỗi thì bên không thực hiện được nghĩa vụ không có quyền yêu cầu bên kia thực
hiện nghĩa vụ đối với mình. Trường hợp một bên đã thực hiện được một phần nghĩa
vụ thì có quyền yêu cầu bên kia thực hiện phần nghĩa vụ tương ứng đối với
mình. Điều 415. Thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ
ba Khi
thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba thì người thứ ba có quyền trực
tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình; nếu các bên
trong hợp đồng có tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng thì người thứ ba không
có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cho đến khi tranh chấp được giải
quyết. Bên
có quyền cũng có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng vì lợi ích của
người thứ ba. Điều 416. Quyền từ chối của người thứ
ba 1.
Trường hợp người thứ ba từ chối lợi ích của mình trước khi bên có nghĩa vụ thực
hiện nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ không phải thực hiện nghĩa vụ, nhưng phải
thông báo cho bên có quyền và hợp đồng được coi là bị huỷ bỏ, các bên phải hoàn
trả cho nhau những gì đã nhận. 2.
Trường hợp người thứ ba từ chối lợi ích của mình sau khi bên có nghĩa vụ đã thực
hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được xem là đã hoàn thành và bên có quyền vẫn phải
thực hiện cam kết đối với bên có nghĩa vụ. Trong trường hợp này, lợi ích phát
sinh từ hợp đồng thuộc về bên mà nếu hợp đồng không vì lợi ích của người thứ ba
thì họ là người thụ hưởng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Điều 417. Không được sửa đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng vì lợi
ích của người thứ ba Khi
người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực hiện, các
bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng, trừ trường
hợp được người thứ ba đồng ý. Điều 418. Thoả thuận phạt vi
phạm 1.
Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm
nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. 2.
Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy
định khác. 3.
Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi
phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa
phải bồi thường thiệt hại. Trường
hợp các bên có thoả thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa
phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ
chỉ phải chịu phạt vi phạm. Điều 419. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp
đồng 1.
Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo
quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này. 2.
Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ
được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có
nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà
không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang
lại. 3.
Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường
thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định
căn cứ vào nội dung vụ việc. Điều 420. Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ
bản 1.
Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây: a)
Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp
đồng; b)
Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay
đổi hoàn cảnh; c)
Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không
được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác; d)
Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ
gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên; đ)
Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng
cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu
mức độ ảnh hưởng đến lợi ích. 2.
Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền
yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý. 3.
Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một
thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án: a)
Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định; b)
Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh
thay đổi cơ bản. Tòa
án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp
đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được
sửa đổi. 4.
Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc,
các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác. SỬA
ĐỔI, CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG 1.
Các bên có thể thoả thuận sửa đổi hợp đồng. 2.
Hợp đồng có thể được sửa đổi theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật
này. 3.
Hợp đồng sửa đổi phải tuân theo hình thức của hợp đồng ban đầu. Hợp
đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây: 1.
Hợp đồng đã được hoàn thành; 2.
Theo thoả thuận của các bên; 3.
Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà
hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện; 4.
Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện; 5.
Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không
còn; 6.
Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này; 7.
Trường hợp khác do luật quy định. 1.
Một bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường
hợp sau đây: a)
Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả
thuận; b)
Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng; c)
Trường hợp khác do luật quy định. 2.
Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức
làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. 3.
Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu
không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Điều 424. Huỷ bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa
vụ 1.
Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu
thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý nhưng bên có nghĩa vụ không thực
hiện thì bên có quyền có thể huỷ bỏ hợp đồng. 2.
Trường hợp do tính chất của hợp đồng hoặc do ý chí của các bên, hợp đồng sẽ
không đạt được mục đích nếu không được thực hiện trong thời hạn nhất định mà hết
thời hạn đó bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên kia có quyền
hủy bỏ hợp đồng mà không phải tuân theo quy định tại khoản 1 Điều
này. Điều 425. Huỷ bỏ hợp đồng do không có khả năng thực
hiện Trường
hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của
mình làm cho mục đích của bên có quyền không thể đạt được thì bên có quyền có
thể huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Điều 426. Huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp tài sản bị
mất, bị hư hỏng Trường
hợp một bên làm mất, làm hư hỏng tài sản là đối tượng của hợp đồng mà không thể
hoàn trả, đền bù bằng tài sản khác hoặc không thể sửa chữa, thay thế bằng tài
sản cùng loại thì bên kia có quyền huỷ bỏ hợp đồng. Bên
vi phạm phải bồi thường bằng tiền ngang với giá trị của tài sản bị mất, bị hư
hỏng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc theo quy định tại khoản 2, khoản 3
Điều 351 và Điều 363 của Bộ luật này. Điều 427. Hậu quả của việc huỷ bỏ hợp
đồng 1.
Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các
bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm,
bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. 2.
Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong
thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản. Việc
hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện
vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả. Trường
hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng
một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định
khác. 3.
Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi
thường. 4.
Việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân
do Bộ luật này và luật khác có liên quan quy định. 5.
Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ quy định tại các điều 423, 424,
425 và 426 của Bộ luật này thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm
nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ
theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan. Điều 428. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
đồng 1.
Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường
thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên
có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. 2.
Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết
về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường. 3.
Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời
điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện
nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về
giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh
toán phần nghĩa vụ đã thực hiện. 4.
Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên
kia được bồi thường. 5.
Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định
tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác
định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định
của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong
hợp đồng. Điều 429. Thời hiệu khởi kiện về hợp
đồng Thời
hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ
ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của
mình bị xâm phạm. HỢP
ĐỒNG MUA BÁN TÀI SẢN Điều 430. Hợp đồng mua bán tài
sản Hợp
đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền
sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. Hợp
đồng mua bán nhà ở, mua bán nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo
quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và luật khác có liên quan. Điều 431. Đối tượng của hợp đồng mua
bán 1.
Tài sản được quy định tại Bộ luật này đều có thể là đối tượng của hợp đồng mua
bán. Trường hợp theo quy định của luật, tài sản bị cấm hoặc bị hạn chế chuyển
nhượng thì tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán phải phù hợp với các quy
định đó. 2.
Tài sản bán thuộc sở hữu của người bán hoặc người bán có quyền bán. Điều 432. Chất lượng của tài sản mua
bán 1.
Chất lượng của tài sản mua bán do các bên thoả thuận. 2.
Trường hợp tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố hoặc được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thỏa thuận của các bên về chất lượng
của tài sản không được thấp hơn chất lượng của tài sản được xác định theo tiêu
chuẩn đã công bố hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền. 3.
Khi các bên không có thoả thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về chất lượng tài
sản mua bán thì chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩn về
chất lượng của tài sản đã được công bố, quy định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề. Trường
hợp không có tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố, quy định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tiêu chuẩn ngành nghề thì chất lượng của tài
sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩn thông thường hoặc theo tiêu chuẩn
riêng phù hợp với mục đích giao kết hợp đồng và theo quy định của Luật bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng. Điều 433. Giá và phương thức thanh
toán 1.
Giá, phương thức thanh toán do các bên thoả thuận hoặc do người thứ ba xác định
theo yêu cầu của các bên. Trường hợp pháp luật quy định giá, phương thức thanh
toán phải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thỏa thuận của
các bên phải phù hợp với quy định đó. 2.
Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về giá, phương thức
thanh toán thì giá được xác định theo giá thị trường, phương thức thanh toán
được xác định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp
đồng. Điều 434. Thời hạn thực hiện hợp đồng mua
bán 1.
Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán do các bên thoả thuận. Bên bán phải giao tài
sản cho bên mua đúng thời hạn đã thoả thuận; bên bán chỉ được giao tài sản trước
hoặc sau thời hạn nếu được bên mua đồng ý. 2.
Khi các bên không thoả thuận thời hạn giao tài sản thì bên mua có quyền yêu cầu
bên bán giao tài sản và bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua nhận tài sản bất
cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho nhau một thời gian hợp lý. 3.
Bên mua thanh toán tiền mua theo thời gian thỏa thuận. Nếu không xác định hoặc
xác định không rõ ràng thời gian thanh toán thì bên mua phải thanh toán ngay tại
thời điểm nhận tài sản mua hoặc nhận giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài
sản. Điều 435. Địa điểm giao tài
sản Địa
điểm giao tài sản do các bên thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì áp dụng quy
định tại khoản 2 Điều 277 của Bộ luật này. Điều 436. Phương thức giao tài
sản 1.
Tài sản được giao theo phương thức do các bên thoả thuận; nếu không có thoả
thuận thì tài sản do bên bán giao một lần và trực tiếp cho bên mua. 2.
Trường hợp theo thỏa thuận, bên bán giao tài sản cho bên mua thành nhiều lần mà
bên bán thực hiện không đúng nghĩa vụ ở một lần nhất định thì bên mua có thể hủy
bỏ phần hợp đồng liên quan đến lần vi phạm đó và yêu cầu bồi thường thiệt
hại. Điều 437. Trách nhiệm do giao tài sản không đúng số
lượng 1.
Trường hợp bên bán giao tài sản với số lượng nhiều hơn số lượng đã thoả thuận
thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận phần dôi ra; nếu nhận thì phải thanh
toán đối với phần dôi ra theo giá được thỏa thuận trong hợp đồng, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác. 2.
Trường hợp bên bán giao ít hơn số lượng đã thoả thuận thì bên mua có một trong
các quyền sau đây: a)
Nhận phần đã giao và định thời hạn để bên bán giao tiếp phần còn
thiếu; b)
Nhận phần đã giao và yêu cầu bồi thường thiệt hại; c)
Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu việc vi phạm làm cho bên mua
không đạt được mục đích giao kết hợp đồng. Điều 438. Trách nhiệm do giao vật không đồng
bộ 1.
Trường hợp vật được giao không đồng bộ làm cho mục đích sử dụng của vật không
đạt được thì bên mua có một trong các quyền sau đây: a)
Nhận và yêu cầu bên bán giao tiếp phần hoặc bộ phận còn thiếu, yêu cầu bồi
thường thiệt hại và hoãn thanh toán phần hoặc bộ phận đã nhận cho đến khi vật
được giao đồng bộ; b)
Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. 2.
Trường hợp bên mua đã trả tiền nhưng chưa nhận vật do giao không đồng bộ thì
được trả lãi đối với số tiền đã trả theo lãi suất thỏa thuận giữa các bên nhưng
không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật
này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468
của Bộ luật này và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do giao vật không đồng
bộ, kể từ thời điểm phải thực hiện hợp đồng cho đến khi vật được giao đồng
bộ. Điều 439. Trách nhiệm giao tài sản không đúng chủng
loại Trường
hợp tài sản được giao không đúng chủng loại thì bên mua có một trong các quyền
sau đây: 1.
Nhận và thanh toán theo giá do các bên thoả thuận; 2.
Yêu cầu giao tài sản đúng chủng loại và bồi thường thiệt hại; 3.
Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu việc giao không đúng chủng
loại làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng. Trường
hợp tài sản gồm nhiều chủng loại mà bên bán không giao đúng với thỏa thuận đối
với một hoặc một số loại thì bên mua có thể hủy bỏ phần hợp đồng liên quan đến
loại tài sản đó và yêu cầu bồi thường thiệt hại. 1.
Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy
định trong hợp đồng. 2.
Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh
toán tiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Nếu các bên
không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên
mua phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản. 3.
Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên
số tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này. Điều 441. Thời điểm chịu rủi
ro 1.
Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên
mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có
thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác. 2.
Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký
quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên
mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, trừ trường hợp có
thoả thuận khác. Điều 442. Chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến
việc chuyển quyền sở hữu 1.
Chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu do các bên
thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2.
Trường hợp các bên không có thoả thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì chi phí
vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu được xác định theo
chi phí đã được công bố, quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc theo tiêu chuẩn
ngành nghề. 3.
Trường hợp không có căn cứ xác định theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
này thì chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu
được xác định theo tiêu chuẩn thông thường hoặc theo tiêu chuẩn riêng phù hợp
với mục đích giao kết hợp đồng. 4.
Trường hợp các bên không có thoả thuận và pháp luật không quy định về chi phí
vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu thì bên bán phải
chịu chi phí vận chuyển đến địa điểm giao tài sản và chi phí liên quan đến việc
chuyển quyền sở hữu. Điều 443. Nghĩa vụ cung cấp thông tin và hướng dẫn cách
sử dụng Bên
bán có nghĩa vụ cung cấp cho bên mua thông tin cần thiết về tài sản mua bán và
hướng dẫn cách sử dụng tài sản đó; nếu bên bán không thực hiện nghĩa vụ này thì
bên mua có quyền yêu cầu bên bán phải thực hiện trong một thời hạn hợp lý; nếu
bên bán vẫn không thực hiện làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp
đồng thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt
hại. Điều 444. Bảo đảm quyền sở hữu của bên mua đối với tài
sản mua bán 1.
Bên bán có nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với tài sản đã bán cho bên mua
không bị người thứ ba tranh chấp. 2.
Trường hợp tài sản bị người thứ ba tranh chấp thì bên bán phải đứng về phía bên
mua để bảo vệ quyền lợi của bên mua; nếu người thứ ba có quyền sở hữu một phần
hoặc toàn bộ tài sản mua bán thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bên
bán bồi thường thiệt hại. 3.
Trường hợp bên mua biết hoặc phải biết tài sản mua bán thuộc sở hữu của người
thứ ba mà vẫn mua thì phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu và không có quyền yêu
cầu bồi thường thiệt hại. Điều 445. Bảo đảm chất lượng vật mua
bán 1.
Bên bán phải bảo đảm giá trị sử dụng hoặc các đặc tính của vật mua bán; nếu sau
khi mua mà bên mua phát hiện khuyết tật làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị sử
dụng của vật đã mua thì phải báo ngay cho bên bán khi phát hiện ra khuyết tật và
có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác, giảm giá
và bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 2.
Bên bán phải bảo đảm vật bán phù hợp với sự mô tả trên bao bì, nhãn hiệu hàng
hoá hoặc phù hợp với mẫu mà bên mua đã lựa chọn. 3.
Bên bán không chịu trách nhiệm về khuyết tật của vật trong trường hợp sau
đây: a)
Khuyết tật mà bên mua đã biết hoặc phải biết khi mua; b)
Vật bán đấu giá, vật bán ở cửa hàng đồ cũ; c)
Bên mua có lỗi gây ra khuyết tật của vật. Bên
bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán trong một thời hạn, gọi là thời hạn
bảo hành, nếu việc bảo hành do các bên thoả thuận hoặc pháp luật có quy
định. Thời
hạn bảo hành được tính kể từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận
vật. Điều 447. Quyền yêu cầu bảo
hành Trong
thời hạn bảo hành, nếu bên mua phát hiện được khuyết tật của vật mua bán thì có
quyền yêu cầu bên bán sửa chữa không phải trả tiền, giảm giá, đổi vật có khuyết
tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền. Điều 448. Sửa chữa vật trong thời hạn bảo
hành 1.
Bên bán phải sửa chữa vật và bảo đảm vật có đủ các tiêu chuẩn chất lượng hoặc có
đủ các đặc tính đã cam kết. 2.
Bên bán chịu chi phí về sửa chữa và vận chuyển vật đến nơi sửa chữa và từ nơi
sửa chữa đến nơi cư trú hoặc trụ sở của bên mua. 3.
Bên mua có quyền yêu cầu bên bán hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn do các
bên thoả thuận hoặc trong một thời gian hợp lý; nếu bên bán không thể sửa chữa
được hoặc không thể hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn đó thì bên mua có
quyền yêu cầu giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và
lấy lại tiền. Điều 449. Bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo
hành 1.
Ngoài việc yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo hành, bên mua có quyền yêu cầu
bên bán bồi thường thiệt hại do khuyết tật về kỹ thuật của vật gây ra trong thời
hạn bảo hành. 2.
Bên bán không phải bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra do
lỗi của bên mua. Bên bán được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu bên mua không áp
dụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt
hại. Điều 450. Mua bán quyền tài
sản 1.
Trường hợp mua bán quyền tài sản thì bên bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục
chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên mua phải trả tiền cho bên bán. 2.
Trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng
thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh
toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả. 3.
Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản là thời điểm bên mua nhận
được giấy tờ về quyền sở hữu đối với quyền tài sản đó hoặc từ thời điểm đăng ký
việc chuyển quyền sở hữu, nếu pháp luật có quy định. Tài
sản có thể được đem bán đấu giá theo ý chí của chủ sở hữu hoặc theo quy định của
pháp luật. Tài sản thuộc sở hữu chung đem bán đấu giá phải có sự đồng ý của tất
cả các chủ sở hữu chung, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy
định khác. Việc
bán đấu giá tài sản phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch,
bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia và được thực hiện theo quy
định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. Điều 452. Mua sau khi sử dụng
thử 1.
Các bên có thể thoả thuận về việc bên mua được dùng thử vật mua trong một thời
hạn gọi là thời hạn dùng thử. Trong thời hạn dùng thử, bên mua có thể trả lời
mua hoặc không mua; nếu hết thời hạn dùng thử mà bên mua không trả lời thì coi
như đã chấp nhận mua theo các điều kiện đã thoả thuận trước khi nhận vật dùng
thử. Trường
hợp các bên không thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về thời hạn dùng thử
thì thời hạn này được xác định theo tập quán của giao dịch có đối tượng cùng
loại. 2.
Trong thời hạn dùng thử, vật vẫn thuộc sở hữu của bên bán. Bên bán phải chịu mọi
rủi ro xảy ra đối với vật, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Trong thời hạn
dùng thử, bên bán không được bán, tặng cho, cho thuê, trao đổi, thế chấp, cầm cố
tài sản khi bên mua chưa trả lời. 3.
Trường hợp bên dùng thử trả lời không mua thì phải trả lại vật cho bên bán và
phải bồi thường thiệt hại cho bên bán, nếu làm mất, hư hỏng vật dùng thử. Bên
dùng thử không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn thông thường do việc dùng
thử gây ra và không phải hoàn trả hoa lợi do việc dùng thử mang lại. Điều 453. Mua trả chậm, trả
dần 1.
Các bên có thể thoả thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong
một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với
tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thoả thuận
khác. 2.
Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền
sử dụng tài sản mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử
dụng, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Điều 454. Chuộc lại tài sản đã
bán 1.
Bên bán có thể thoả thuận với bên mua về quyền chuộc lại tài sản đã bán sau một
thời hạn gọi là thời hạn chuộc lại. Thời
hạn chuộc lại tài sản do các bên thoả thuận; trường hợp không có thỏa thuận thì
thời hạn chuộc lại không quá 01 năm đối với động sản và 05 năm đối với bất động
sản kể từ thời điểm giao tài sản, trừ trường hợp luật liên quan có quy định
khác. Trong thời hạn này, bên bán có quyền chuộc lại bất cứ lúc nào, nhưng phải
báo trước cho bên mua trong một thời gian hợp lý. Giá chuộc lại là giá thị
trường tại thời điểm và địa điểm chuộc lại, trừ trường hợp có thoả thuận
khác. 2.
Trong thời hạn chuộc lại, bên mua không được xác lập giao dịch chuyển quyền sở
hữu tài sản cho chủ thể khác và phải chịu rủi ro đối với tài sản, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác. HỢP
ĐỒNG TRAO ĐỔI TÀI SẢN Điều 455. Hợp đồng trao đổi tài
sản 1.
Hợp đồng trao đổi tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó các bên giao
tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau. 2.
Hợp đồng trao đổi tài sản phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực
hoặc đăng ký, nếu pháp luật có quy định. 3.
Trường hợp một bên trao đổi cho bên kia tài sản không thuộc quyền sở hữu của
mình hoặc không được chủ sở hữu ủy quyền thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng và
yêu cầu bồi thường thiệt hại. 4.
Mỗi bên đều được coi là người bán đối với tài sản giao cho bên kia và là người
mua đối với tài sản nhận về. Các quy định về hợp đồng mua bán từ Điều 430 đến
Điều 439, từ Điều 441 đến Điều 449 và Điều 454 của Bộ luật này cũng được áp dụng
đối với hợp đồng trao đổi tài sản. Điều 456. Thanh toán giá trị chênh
lệch Trường
hợp tài sản trao đổi chênh lệch về giá trị thì các bên phải thanh toán cho nhau
phần chênh lệch đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định
khác. HỢP
ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN Điều 457. Hợp đồng tặng cho tài
sản Hợp
đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao
tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu
đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận. 1.
Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận
tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2.
Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho
có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký. Điều 459. Tặng cho bất động
sản 1.
Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc
phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của
luật. 2.
Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động
sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời
điểm chuyển giao tài sản. Điều 460. Trách nhiệm do cố ý tặng cho tài sản không
thuộc sở hữu của mình Trường
hợp bên tặng cho cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình mà bên được
tặng cho không biết hoặc không thể biết về việc đó thì bên tặng cho phải thanh
toán chi phí để làm tăng giá trị của tài sản cho bên được tặng cho khi chủ sở
hữu lấy lại tài sản. Điều 461. Thông báo khuyết tật của tài sản tặng
cho Bên
tặng cho có nghĩa vụ thông báo cho bên được tặng cho khuyết tật của tài sản tặng
cho. Trường hợp bên tặng cho biết tài sản có khuyết tật mà không thông báo thì
phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho người được tặng cho; nếu
bên tặng cho không biết về khuyết tật của tài sản tặng cho thì không phải chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Điều 462. Tặng cho tài sản có điều
kiện 1.
Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ
trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của
luật, không trái đạo đức xã hội. 2.
Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã
hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải
thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện. 3.
Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không
thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt
hại. HỢP
ĐỒNG VAY TÀI SẢN Điều 463. Hợp đồng vay tài sản Hợp
đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản
cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng
loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc
pháp luật có quy định. Điều 464. Quyền sở hữu đối với tài sản
vay Bên
vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản
đó. Điều 465. Nghĩa vụ của bên cho
vay 1.
Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa
điểm đã thoả thuận. 2.
Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm
chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn
nhận tài sản đó. 3.
Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy
định tại Điều 470 của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định
khác. Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên
vay 1.
Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì
phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận
khác. 2.
Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của
vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng
ý. 3.
Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường
hợp có thoả thuận khác. 4.
Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không
đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy
định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với
thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định
khác. 5.
Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì
bên vay phải trả lãi như sau: a)
Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn
vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi
suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này; b)
Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng
với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Các
bên có thể thoả thuận về việc tài sản vay phải được sử dụng đúng mục đích vay.
Bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản
vay trước thời hạn nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục
đích. 1.
Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường
hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được
vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy
định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường
vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại
kỳ họp gần nhất. Trường
hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản
này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. 2.
Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi
suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi
suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ. Điều 469. Thực hiện hợp đồng vay không kỳ
hạn 1.
Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi
lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo
cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thoả thuận
khác. 2.
Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài
sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và
được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại
tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng
phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý. Điều 470. Thực hiện hợp đồng vay có kỳ
hạn 1.
Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài
sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý,
còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng
ý. 2.
Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản
trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thoả
thuận khác hoặc luật có quy định khác. Điều 471. Họ, hụi, biêu,
phường 1.
Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài
sản theo tập quán trên cơ sở thoả thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng
định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và
quyền, nghĩa vụ của các thành viên. 2.
Việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy
định của pháp luật. 3.
Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của
Bộ luật này. 4.
Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi. HỢP
ĐỒNG THUÊ TÀI SẢN QUY
ĐỊNH CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG THUÊ TÀI SẢN Điều 472. Hợp đồng thuê tài
sản Hợp
đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài
sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền
thuê. Hợp
đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện
theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên
quan. 1.
Giá thuê do các bên thoả thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của
các bên, trừ trường hợp luật có quy định khác. 2.
Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì giá thuê được
xác định theo giá thị trường tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng
thuê. 1.
Thời hạn thuê do các bên thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì được xác định
theo mục đích thuê. 2.
Trường hợp các bên không thoả thuận về thời hạn thuê và thời hạn thuê không thể
xác định được theo mục đích thuê thì mỗi bên có quyền chấm dứt hợp đồng bất cứ
lúc nào, nhưng phải thông báo cho bên kia trước một thời gian hợp
lý. Bên
thuê có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng
ý. 1.
Bên cho thuê phải giao tài sản cho bên thuê đúng số lượng, chất lượng, chủng
loại, tình trạng, thời điểm, địa điểm đã thoả thuận và cung cấp thông tin cần
thiết về việc sử dụng tài sản đó. 2.
Trường hợp bên cho thuê chậm giao tài sản thì bên thuê có thể gia hạn giao tài
sản hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại; nếu tài sản thuê không
đúng chất lượng như thoả thuận thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê sửa
chữa, giảm giá thuê hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt
hại. Điều 477. Nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản
thuê 1.
Bên cho thuê phải bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như đã thoả thuận, phù
hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê; phải sửa chữa những hư
hỏng, khuyết tật của tài sản thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê
phải tự sửa chữa. 2.
Trường hợp tài sản thuê bị giảm sút giá trị sử dụng mà không do lỗi của bên thuê
thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê thực hiện một hoặc một số biện pháp
sau đây: a)
Sửa chữa tài sản; b)
Giảm giá thuê; c)
Đổi tài sản khác hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi
thường thiệt hại, nếu tài sản thuê có khuyết tật mà bên thuê không biết hoặc tài
sản thuê không thể sửa chữa được mà do đó mục đích thuê không đạt
được. 3.
Trường hợp bên cho thuê đã được thông báo mà không sửa chữa hoặc sửa chữa không
kịp thời thì bên thuê có quyền tự sửa chữa tài sản thuê với chi phí hợp lý,
nhưng phải báo cho bên cho thuê và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi
phí sửa chữa. Điều 478. Nghĩa vụ bảo đảm quyền sử dụng tài sản cho bên
thuê 1.
Bên cho thuê phải bảo đảm quyền sử dụng tài sản ổn định cho bên
thuê. 2.
Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản thuê mà bên thuê không
được sử dụng tài sản ổn định thì bên thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện
hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Điều 479. Nghĩa vụ bảo quản tài sản
thuê 1.
Bên thuê phải bảo quản tài sản thuê, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ; nếu làm
mất, hư hỏng thì phải bồi thường. Bên
thuê không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản
thuê. 2.
Bên thuê có thể tu sửa và làm tăng giá trị tài sản thuê, nếu được bên cho thuê
đồng ý và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí hợp lý. Điều 480. Nghĩa vụ sử dụng tài sản thuê đúng công dụng,
mục đích 1.
Bên thuê phải sử dụng tài sản thuê theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục
đích đã thoả thuận. 2.
Trường hợp bên thuê sử dụng tài sản không đúng mục đích, không đúng công dụng
thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi
thường thiệt hại. 1.
Bên thuê phải trả đủ tiền thuê đúng thời hạn đã thoả thuận; nếu không có thoả
thuận về thời hạn trả tiền thuê thì thời hạn trả tiền thuê được xác định theo
tập quán nơi trả tiền; nếu không thể xác định được thời hạn theo tập quán thì
bên thuê phải trả tiền khi trả lại tài sản thuê. 2.
Trường hợp các bên thoả thuận việc trả tiền thuê theo kỳ hạn thì bên cho thuê có
quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nếu bên thuê không trả tiền trong
ba kỳ liên tiếp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định
khác. Điều 482. Trả lại tài sản thuê 1.
Bên thuê phải trả lại tài sản thuê trong tình trạng như khi nhận, trừ hao mòn tự
nhiên hoặc theo đúng như tình trạng đã thoả thuận; nếu giá trị của tài sản thuê
bị giảm sút so với tình trạng khi nhận thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bồi
thường thiệt hại, trừ hao mòn tự nhiên. 2.
Trường hợp tài sản thuê là động sản thì địa điểm trả lại tài sản thuê là nơi cư
trú hoặc trụ sở của bên cho thuê, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 3.
Trường hợp tài sản thuê là gia súc thì bên thuê phải trả lại gia súc đã thuê và
cả gia súc được sinh ra trong thời gian thuê, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Bên cho thuê phải thanh toán chi phí chăm sóc gia súc được sinh ra cho bên
thuê. 4.
Khi bên thuê chậm trả tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê
trả lại tài sản thuê, trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường
thiệt hại; bên thuê phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê, nếu có
thoả thuận. 5.
Bên thuê phải chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản thuê trong thời gian chậm
trả. HỢP
ĐỒNG THUÊ KHOÁN TÀI SẢN Điều 483. Hợp đồng thuê khoán tài
sản Hợp
đồng thuê khoán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê
khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi
tức thu được từ tài sản thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền
thuê. Điều 484. Đối tượng của hợp đồng thuê
khoán Đối
tượng của hợp đồng thuê khoán có thể là đất đai, rừng, mặt nước chưa khai thác,
gia súc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tư liệu sản xuất khác cùng trang thiết bị
cần thiết để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức, trừ trường hợp pháp
luật có quy định khác. Thời
hạn thuê khoán do các bên thoả thuận. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc có
thỏa thuận nhưng không rõ ràng thì thời hạn thuê khoán được xác định theo chu kỳ
sản xuất, kinh doanh phù hợp với tính chất của đối tượng thuê khoán. Giá
thuê khoán do các bên thoả thuận; nếu thuê khoán thông qua đấu thầu thì giá thuê
khoán là giá được xác định theo kết quả đấu thầu. Điều 487. Giao tài sản thuê
khoán Khi
giao tài sản thuê khoán, các bên phải lập biên bản đánh giá tình trạng của tài
sản thuê khoán và xác định giá trị tài sản thuê khoán. Trường
hợp các bên không xác định được giá trị thì mời người thứ ba xác định giá trị và
phải lập thành văn bản. Điều 488. Trả tiền thuê khoán và phương thức
trả 1.
Tiền thuê khoán có thể bằng hiện vật, bằng tiền hoặc bằng việc thực hiện một
công việc. 2.
Bên thuê khoán phải trả đủ tiền thuê khoán cho dù không khai thác công dụng tài
sản thuê khoán. 3.
Khi giao kết hợp đồng thuê khoán, các bên có thể thoả thuận điều kiện về việc
giảm tiền thuê khoán; nếu hoa lợi, lợi tức bị mất ít nhất là một phần ba do sự
kiện bất khả kháng thì bên thuê khoán có quyền yêu cầu giảm hoặc miễn tiền thuê
khoán, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 4.
Trường hợp bên thuê khoán phải trả hiện vật theo thời vụ hoặc theo chu kỳ khai
thác công dụng của tài sản thuê khoán thì phải trả vào thời điểm kết thúc thời
vụ hoặc kết thúc chu kỳ khai thác, trừ trường hợp có thoả thuận
khác. 5.
Trường hợp bên thuê khoán phải thực hiện một công việc thì phải thực hiện đúng
công việc đó. 6.
Thời hạn trả tiền thuê khoán do các bên thỏa thuận, trường hợp các bên không có
thỏa thuận thì bên thuê khoán phải thanh toán vào ngày cuối cùng của mỗi tháng;
trường hợp thuê khoán theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh thì phải thanh toán chậm
nhất khi kết thúc chu kỳ sản xuất, kinh doanh đó. Điều 489. Khai thác tài sản thuê
khoán Bên
thuê khoán phải khai thác tài sản thuê khoán đúng mục đích đã thoả thuận và báo
cho bên thuê khoán theo định kỳ về tình trạng tài sản và tình hình khai thác tài
sản; nếu bên cho thuê khoán có yêu cầu hoặc cần báo đột xuất thì bên thuê khoán
phải báo kịp thời. Khi bên thuê khoán khai thác công dụng tài sản thuê khoán
không đúng mục đích thì bên cho thuê khoán có quyền đơn phương chấm dứt thực
hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Điều 490. Bảo quản, bảo dưỡng, định đoạt tài sản thuê
khoán 1.
Trong thời hạn khai thác tài sản thuê khoán, bên thuê khoán phải bảo quản, bảo
dưỡng tài sản thuê khoán và trang thiết bị kèm theo bằng chi phí của mình, trừ
trường hợp có thoả thuận khác; nếu bên thuê khoán làm mất, hư hỏng hoặc làm mất
giá trị, giảm sút giá trị tài sản thuê khoán thì phải bồi thường thiệt hại. Bên
thuê khoán không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản
thuê khoán. 2.
Bên thuê khoán có thể tự mình sửa chữa, cải tạo tài sản thuê khoán, nếu có thoả
thuận và phải bảo toàn giá trị tài sản thuê khoán. Bên
cho thuê khoán phải thanh toán cho bên thuê khoán chi phí hợp lý để sửa chữa,
cải tạo tài sản thuê khoán theo thoả thuận. 3.
Bên thuê khoán không được cho thuê khoán lại, trừ trường hợp được bên cho thuê
khoán đồng ý. Điều 491. Hưởng hoa lợi, chịu thiệt hại về gia súc thuê
khoán Trong
thời hạn thuê khoán gia súc, bên thuê khoán được hưởng một nửa số gia súc sinh
ra và phải chịu một nửa thiệt hại về gia súc thuê khoán do sự kiện bất khả
kháng, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Điều 492. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê
khoán 1.
Trường hợp một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải báo cho bên
kia biết trước một thời gian hợp lý; nếu thuê khoán theo thời vụ hoặc theo chu
kỳ khai thác thì thời hạn báo trước phải phù hợp với thời vụ hoặc chu kỳ khai
thác. 2.
Trường hợp bên thuê khoán vi phạm nghĩa vụ mà việc khai thác đối tượng thuê
khoán là nguồn sống duy nhất của bên thuê khoán và việc tiếp tục thuê khoán
không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của bên cho thuê khoán thì bên cho
thuê khoán không được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng; bên thuê khoán
phải cam kết với bên cho thuê khoán không được tiếp tục vi phạm hợp
đồng. Điều 493. Trả lại tài sản thuê
khoán Khi
chấm dứt hợp đồng thuê khoán, bên thuê khoán phải trả lại tài sản thuê khoán ở
tình trạng phù hợp với mức độ khấu hao đã thoả thuận; nếu làm mất giá trị hoặc
giảm sút giá trị của tài sản thuê khoán thì phải bồi thường thiệt
hại. HỢP
ĐỒNG MƯỢN TÀI SẢN Điều 494. Hợp đồng mượn tài
sản Hợp
đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài
sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn
phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt
được. Điều 495. Đối tượng của hợp đồng mượn tài
sản Tất
cả những tài sản không tiêu hao đều có thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài
sản. Điều 496. Nghĩa vụ của bên mượn tài
sản 1.
Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản;
nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa. 2.
Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho
mượn. 3.
Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thoả thuận về thời hạn trả lại
tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt
được. 4.
Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn. 5.
Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm
trả. Điều 497. Quyền của bên mượn tài
sản 1.
Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã
thoả thuận. 2.
Yêu cầu bên cho mượn thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng
giá trị tài sản mượn, nếu có thoả thuận. 3.
Không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của tài sản
mượn. Điều 498. Nghĩa vụ của bên cho mượn tài
sản 1.
Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản,
nếu có. 2.
Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu
có thoả thuận. 3.
Bồi thường thiệt hại cho bên mượn nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo
cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà
bên mượn biết hoặc phải biết. Điều 499. Quyền của bên cho mượn tài
sản 1.
Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thoả thuận
về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng
tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục
đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý. 2.
Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng
cách thức đã thoả thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của
bên cho mượn. 3.
Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra. HỢP
ĐỒNG VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Điều 500. Hợp đồng về quyền sử dụng
đất Hợp
đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng
đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp
vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai
cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng
đất. Điều 501. Nội dung của hợp đồng về quyền sử dụng
đất 1.
Quy định chung về hợp đồng và nội dung của hợp đồng thông dụng có liên quan
trong Bộ luật này cũng được áp dụng với hợp đồng về quyền sử dụng đất, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác. 2.
Nội dung của hợp đồng về quyền sử dụng đất không được trái với quy định về mục
đích sử dụng, thời hạn sử dụng đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các
quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của
pháp luật có liên quan. Điều 502. Hình thức, thủ tục thực hiện hợp đồng về quyền
sử dụng đất 1.
Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp
với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp
luật có liên quan. 2.
Việc thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất phải đúng trình tự, thủ tục theo
quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên
quan. Điều 503. Hiệu lực của việc chuyển quyền sử dụng
đất Việc
chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy định của
Luật đất đai. HỢP
ĐỒNG HỢP TÁC 1.
Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng
góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng
chịu trách nhiệm. 2.
Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản. Điều 505. Nội dung của hợp đồng hợp
tác Hợp
đồng hợp tác có nội dung chủ yếu sau đây: 1.
Mục đích, thời hạn hợp tác; 2.
Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân; 3.
Tài sản đóng góp, nếu có; 4.
Đóng góp bằng sức lao động, nếu có; 5.
Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức; 6.
Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác; 7.
Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có; 8.
Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu
có; 9.
Điều kiện chấm dứt hợp tác. Điều 506. Tài sản chung của các thành viên hợp
tác 1.
Tài sản do các thành viên đóng góp, cùng tạo lập và tài sản khác theo quy định
của pháp luật là tài sản chung theo phần của các thành viên hợp tác. Trường
hợp có thỏa thuận về góp tiền mà thành viên hợp tác chậm thực hiện thì phải có
trách nhiệm trả lãi đối với phần tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ
luật này và phải bồi thường thiệt hại. 2.
Việc định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản
xuất khác phải có thỏa thuận bằng văn bản của tất cả các thành viên; việc định
đoạt tài sản khác do đại diện của các thành viên quyết định, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác. 3.
Không được phân chia tài sản chung trước khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, trừ
trường hợp tất cả các thành viên hợp tác có thỏa thuận. Việc
phân chia tài sản chung quy định tại khoản này không làm thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ được xác lập, thực hiện trước thời điểm tài sản được phân
chia. Điều 507. Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp
tác 1.
Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động hợp tác. 2.
Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác, giám
sát hoạt động hợp tác. 3.
Bồi thường thiệt hại cho các thành viên hợp tác khác do lỗi của mình gây
ra. 4.
Thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo hợp đồng. Điều 508. Xác lập, thực hiện giao dịch dân
sự 1.
Trường hợp các thành viên hợp tác cử người đại diện thì người này là người đại
diện trong xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. 2.
Trường hợp các thành viên hợp tác không cử ra người đại diện thì các thành viên
hợp tác phải cùng tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác. 3.
Giao dịch dân sự do chủ thể quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này xác lập,
thực hiện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của tất cả thành viên hợp
tác. Điều 509. Trách nhiệm dân sự của thành viên hợp
tác Các
thành viên hợp tác chịu trách nhiệm dân sự chung bằng tài sản chung; nếu tài sản
chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung thì thành viên hợp tác phải chịu
trách nhiệm bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của mình,
trừ trường hợp hợp đồng hợp tác hoặc luật có quy định khác. Điều 510. Rút khỏi hợp đồng hợp
tác 1.
Thành viên có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác trong trường hợp sau
đây: a)
Theo điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng hợp tác; b)
Có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp
tác. 2.
Thành viên rút khỏi hợp đồng hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng
góp, được chia phần tài sản trong khối tài sản chung và phải thanh toán các
nghĩa vụ theo thoả thuận. Trường hợp việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm
ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác thì tài sản được tính giá trị thành tiền để
chia. Việc
rút khỏi hợp đồng hợp tác không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người này được
xác lập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác. 3.
Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1
Điều này thì thành viên rút khỏi hợp đồng được xác định là bên vi phạm hợp đồng
và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có
liên quan. Điều 511. Gia nhập hợp đồng hợp
tác Trường
hợp hợp đồng hợp tác không quy định khác thì một cá nhân, pháp nhân trở thành
thành viên mới của hợp đồng nếu được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành
viên hợp tác. Điều 512. Chấm dứt hợp đồng hợp
tác 1.
Hợp đồng hợp tác chấm dứt trong trường hợp sau đây: a)
Theo thoả thuận của các thành viên hợp tác; b)
Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác; c)
Mục đích hợp tác đã đạt được; d)
Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đ)
Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên
quan. 2.
Khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng phải được
thanh toán; nếu tài sản chung không đủ để trả nợ thì phải lấy tài sản riêng của
các thành viên hợp tác để thanh toán theo quy định tại Điều 509 của Bộ luật
này. Trường
hợp các khoản nợ đã được thanh toán xong mà tài sản chung vẫn còn thì được chia
cho các thành viên hợp tác theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của mỗi người,
trừ trường hợp có thoả thuận khác. HỢP
ĐỒNG DỊCH VỤ Hợp
đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực
hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch
vụ cho bên cung ứng dịch vụ. Điều 514. Đối tượng của hợp đồng dịch
vụ Đối
tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm
điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Điều 515. Nghĩa vụ của bên sử dụng dịch
vụ 1.
Cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ thông tin, tài liệu và các phương tiện cần
thiết để thực hiện công việc, nếu có thoả thuận hoặc việc thực hiện công việc
đòi hỏi. 2.
Trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo thoả thuận. Điều 516. Quyền của bên sử dụng dịch
vụ 1.
Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng,
thời hạn, địa điểm và thoả thuận khác. 2.
Trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên sử dụng
dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường
thiệt hại. Điều 517. Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch
vụ 1.
Thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thoả thuận
khác. 2.
Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc nếu không có sự đồng ý
của bên sử dụng dịch vụ. 3.
Bảo quản và phải giao lại cho bên sử dụng dịch vụ tài liệu và phương tiện được
giao sau khi hoàn thành công việc. 4.
Báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ,
phương tiện không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc. 5.
Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện công việc, nếu
có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. 6.
Bồi thường thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nếu làm mất, hư hỏng tài liệu,
phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin. Điều 518. Quyền của bên cung ứng dịch
vụ 1.
Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực
hiện công việc. 2.
Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ mà không nhất
thiết phải chờ ý kiến của bên sử dụng dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt
hại cho bên sử dụng dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên sử dụng dịch
vụ. 3.
Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ trả tiền dịch vụ. 1.
Bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ theo thoả thuận. 2.
Khi giao kết hợp đồng, nếu không có thoả thuận về giá dịch vụ, phương pháp xác
định giá dịch vụ và không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch
vụ được xác định căn cứ vào giá thị trường của dịch vụ cùng loại tại thời điểm
và địa điểm giao kết hợp đồng. 3.
Bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ tại địa điểm thực hiện công việc khi
hoàn thành dịch vụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 4.
Trường hợp dịch vụ được cung ứng không đạt được như thoả thuận hoặc công việc
không được hoàn thành đúng thời hạn thì bên sử dụng dịch vụ có quyền giảm tiền
dịch vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Điều 520. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch
vụ 1.
Trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên sử dụng dịch
vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng,
nhưng phải báo cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý; bên sử
dụng dịch vụ phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã
thực hiện và bồi thường thiệt hại. 2.
Trường hợp bên sử dụng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên cung ứng
dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường
thiệt hại. Điều 521. Tiếp tục hợp đồng dịch
vụ Sau
khi kết thúc thời hạn thực hiện công việc theo hợp đồng dịch vụ mà công việc
chưa hoàn thành và bên cung ứng dịch vụ vẫn tiếp tục thực hiện công việc, bên sử
dụng dịch vụ biết nhưng không phản đối thì hợp đồng dịch vụ đương nhiên được
tiếp tục thực hiện theo nội dung đã thoả thuận cho đến khi công việc được hoàn
thành. HỢP
ĐỒNG VẬN CHUYỂN HỢP
ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH Điều 522. Hợp đồng vận chuyển hành
khách Hợp
đồng vận chuyển hành khách là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển
chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thoả thuận, hành khách
phải thanh toán cước phí vận chuyển. Điều 523. Hình thức hợp đồng vận chuyển hành
khách 1.
Hợp đồng vận chuyển hành khách có thể được lập thành văn bản, bằng lời nói hoặc
được xác lập bằng hành vi cụ thể. 2.
Vé là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách giữa các
bên. Điều 524. Nghĩa vụ của bên vận
chuyển 1.
Chuyên chở hành khách từ địa điểm xuất phát đến đúng địa điểm, đến đúng giờ,
bằng phương tiện đã thoả thuận một cách an toàn, theo lộ trình; bảo đảm đủ chỗ
cho hành khách và không chuyên chở vượt quá trọng tải. 2.
Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành khách theo quy định của pháp
luật. 3.
Bảo đảm thời gian xuất phát đã được thông báo hoặc theo thoả thuận. 4.
Chuyên chở hành lý và trả lại cho hành khách hoặc người có quyền nhận hành lý
tại địa điểm thoả thuận theo đúng thời gian, lộ trình. 5.
Hoàn trả cho hành khách cước phí vận chuyển theo thoả thuận hoặc theo quy định
của pháp luật. Điều 525. Quyền của bên vận
chuyển 1.
Yêu cầu hành khách trả đủ cước phí vận chuyển hành khách, cước phí vận chuyển
hành lý mang theo người vượt quá mức quy định. 2.
Từ chối chuyên chở hành khách trong trường hợp sau đây: a)
Hành khách không chấp hành quy định của bên vận chuyển hoặc có hành vi làm mất
trật tự công cộng, cản trở công việc của bên vận chuyển, đe dọa đến tính mạng,
sức khoẻ, tài sản của người khác hoặc có hành vi khác không bảo đảm an toàn
trong hành trình; trong trường hợp này, hành khách không được trả lại cước phí
vận chuyển và phải chịu phạt vi phạm, nếu điều lệ vận chuyển có quy
định; b)
Do tình trạng sức khoẻ của hành khách mà bên vận chuyển thấy rõ rằng việc vận
chuyển sẽ gây nguy hiểm cho chính hành khách đó hoặc người khác trong hành
trình; c)
Để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan. Điều 526. Nghĩa vụ của hành
khách 1.
Trả đủ cước phí vận chuyển hành khách, cước phí vận chuyển hành lý vượt quá mức
quy định và tự bảo quản hành lý mang theo người. 2.
Có mặt tại điểm xuất phát đúng thời gian đã thoả thuận. 3.
Tôn trọng, chấp hành đúng quy định của bên vận chuyển và quy định khác về bảo
đảm an toàn giao thông. Điều 527. Quyền của hành khách 1.
Yêu cầu được chuyên chở đúng bằng phương tiện vận chuyển và giá trị theo cước
phí vận chuyển với lộ trình đã thoả thuận. 2.
Được miễn cước phí vận chuyển đối với hành lý ký gửi và hành lý xách tay trong
hạn mức theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. 3.
Yêu cầu thanh toán chi phí phát sinh hoặc bồi thường thiệt hại, nếu bên vận
chuyển có lỗi trong việc không chuyên chở đúng thời hạn, địa điểm đã thoả
thuận. 4.
Nhận lại toàn bộ hoặc một phần cước phí vận chuyển trong trường hợp quy định tại
điểm b và điểm c khoản 2 Điều 525 của Bộ luật này và trường hợp khác do pháp
luật quy định hoặc theo thoả thuận. 5.
Nhận hành lý tại địa điểm đã thoả thuận theo đúng thời gian, lộ
trình. 6.
Yêu cầu tạm dừng hành trình trong thời hạn và theo thủ tục do pháp luật quy
định. Điều 528. Trách nhiệm bồi thường thiệt
hại 1.
Trường hợp tính mạng, sức khoẻ và hành lý của hành khách bị thiệt hại thì bên
vận chuyển phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 2.
Bên vận chuyển không phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và hành lý
của hành khách nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của hành khách, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác. 3.
Trường hợp hành khách vi phạm điều kiện vận chuyển đã thoả thuận, quy định của
điều lệ vận chuyển mà gây thiệt hại cho bên vận chuyển hoặc người thứ ba thì
phải bồi thường. Điều 529. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng vận
chuyển hành khách 1.
Bên vận chuyển có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp
quy định tại khoản 2 Điều 525 của Bộ luật này. 2.
Hành khách có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp bên
vận chuyển vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 524 của Bộ
luật này. HỢP
ĐỒNG VẬN CHUYỂN TÀI SẢN Điều 530. Hợp đồng vận chuyển tài
sản Hợp
đồng vận chuyển tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có
nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thoả thuận và giao tài sản đó
cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận
chuyển. Điều 531. Hình thức hợp đồng vận chuyển tài
sản 1.
Hợp đồng vận chuyển tài sản được giao kết bằng văn bản, bằng lời nói hoặc được
xác lập bằng hành vi cụ thể. 2.
Vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác là bằng chứng của việc giao
kết hợp đồng giữa các bên. Điều 532. Giao tài sản cho bên vận
chuyển 1.
Bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ giao tài sản cho bên vận chuyển đúng thời hạn,
địa điểm và đóng gói theo đúng quy cách đã thoả thuận; phải chịu chi phí xếp, dỡ
tài sản lên phương tiện vận chuyển, trừ trường hợp có thoả thuận
khác. 2.
Trường hợp bên thuê vận chuyển giao tài sản không đúng thời hạn, địa điểm đã
thoả thuận thì phải thanh toán chi phí chờ đợi và tiền vận chuyển tài sản đến
địa điểm đã thoả thuận trong hợp đồng cho bên vận chuyển. Trường
hợp bên vận chuyển chậm tiếp nhận tài sản tại địa điểm đã thỏa thuận thì phải
chịu chi phí phát sinh do việc chậm tiếp nhận. 1.
Mức cước phí vận chuyển do các bên thoả thuận; nếu pháp luật có quy định về mức
cước phí vận chuyển thì áp dụng mức cước phí đó. 2.
Bên thuê vận chuyển phải thanh toán đủ cước phí vận chuyển sau khi tài sản được
chuyển lên phương tiện vận chuyển, trừ trường hợp có thoả thuận
khác. Điều 534. Nghĩa vụ của bên vận
chuyển 1.
Bảo đảm vận chuyển tài sản đầy đủ, an toàn đến địa điểm đã định, theo đúng thời
hạn. 2.
Giao tài sản cho người có quyền nhận. 3.
Chịu chi phí liên quan đến việc chuyên chở tài sản, trừ trường hợp có thoả thuận
khác. 4.
Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. 5.
Bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển trong trường hợp bên vận chuyển để
mất, hư hỏng tài sản, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy
định khác. Điều 535. Quyền của bên vận
chuyển 1.
Kiểm tra sự xác thực của tài sản, của vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương
đương khác. 2.
Từ chối vận chuyển tài sản không đúng với loại tài sản đã thoả thuận trong hợp
đồng. 3.
Yêu cầu bên thuê vận chuyển thanh toán đủ cước phí vận chuyển đúng thời
hạn. 4.
Từ chối vận chuyển tài sản cấm giao dịch, tài sản có tính chất nguy hiểm, độc
hại, nếu bên vận chuyển biết hoặc phải biết. Điều 536. Nghĩa vụ của bên thuê vận
chuyển 1.
Trả đủ tiền cước phí vận chuyển cho bên vận chuyển theo đúng thời hạn, phương
thức đã thoả thuận. 2.
Cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến tài sản vận chuyển để bảo đảm an toàn
cho tài sản vận chuyển. 3.
Trông coi tài sản trên đường vận chuyển, nếu có thoả thuận. Trường hợp bên thuê
vận chuyển trông coi tài sản mà tài sản bị mất, hư hỏng thì không được bồi
thường. Điều
537. Quyền của bên thuê vận chuyển 1.
Yêu cầu bên vận chuyển chuyên chở tài sản đến đúng địa điểm, thời điểm đã thoả
thuận. 2.
Trực tiếp hoặc chỉ định người thứ ba nhận lại tài sản đã thuê vận
chuyển. Điều 538. Giao tài sản cho bên nhận tài
sản 1.
Bên nhận tài sản có thể là bên thuê vận chuyển tài sản hoặc là người thứ ba được
bên thuê vận chuyển chỉ định nhận tài sản. 2.
Bên vận chuyển phải giao tài sản đầy đủ, đúng thời hạn và địa điểm cho bên nhận
tài sản theo thoả thuận. 3.
Trường hợp tài sản đã được chuyển đến địa điểm giao tài sản đúng thời hạn nhưng
không có bên nhận tài sản thì bên vận chuyển có thể gửi số tài sản đó tại nơi
nhận gửi giữ và phải báo ngay cho bên thuê vận chuyển hoặc người thứ ba được bên
thuê vận chuyển chỉ định nhận tài sản. Bên thuê vận chuyển hoặc người thứ ba
được bên thuê vận chuyển chỉ định nhận tài sản phải chịu chi phí hợp lý phát
sinh từ việc gửi giữ tài sản. Nghĩa
vụ giao tài sản hoàn thành khi tài sản đã được gửi giữ và bên thuê vận chuyển
hoặc người thứ ba được bên thuê vận chuyển chỉ định nhận tài sản đã được thông
báo về việc gửi giữ. Điều 539. Nghĩa vụ của bên nhận tài
sản 1.
Xuất trình cho bên vận chuyển vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác
và nhận tài sản đúng thời hạn, địa điểm đã thoả thuận. 2.
Chịu chi phí xếp, dỡ tài sản vận chuyển, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc
pháp luật có quy định khác. 3.
Thanh toán chi phí hợp lý phát sinh do việc chậm tiếp nhận tài sản. 4.
Trường hợp bên nhận tài sản là người thứ ba được bên thuê vận chuyển chỉ định
thì phải thông báo cho bên thuê vận chuyển về việc nhận tài sản và thông tin cần
thiết khác theo yêu cầu của bên thuê vận chuyển. Điều 540. Quyền của bên nhận tài
sản 1.
Kiểm tra số lượng, chất lượng tài sản được vận chuyển đến. 2.
Nhận tài sản được vận chuyển đến. 3.
Yêu cầu bên vận chuyển thanh toán chi phí hợp lý phát sinh do phải chờ nhận tài
sản nếu bên vận chuyển chậm giao. 4.
Yêu cầu bên vận chuyển bồi thường thiệt hại do tài sản bị mất, hư
hỏng. Điều 541. Trách nhiệm bồi thường thiệt
hại 1.
Bên vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển nếu để tài sản
bị mất hoặc hư hỏng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 536 của Bộ luật
này. 2.
Bên thuê vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên vận chuyển và người thứ ba
về thiệt hại do tài sản vận chuyển có tính chất nguy hiểm, độc hại mà không có
biện pháp đóng gói, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển. 3.
Trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất, hư hỏng hoặc bị hủy
hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy
định khác. HỢP
ĐỒNG GIA CÔNG Hợp
đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện
công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công
nhận sản phẩm và trả tiền công. Điều 543. Đối tượng của hợp đồng gia
công Đối
tượng của hợp đồng gia công là vật được xác định trước theo mẫu, theo tiêu chuẩn
mà các bên thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Điều 544. Nghĩa vụ của bên đặt gia
công 1.
Cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm đã
thỏa thuận cho bên nhận gia công; cung cấp giấy tờ cần thiết liên quan đến việc
gia công. 2.
Chỉ dẫn cho bên nhận gia công thực hiện hợp đồng. 3.
Trả tiền công theo đúng thoả thuận. Điều 545. Quyền của bên đặt gia
công 1.
Nhận sản phẩm gia công theo đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và
địa điểm đã thoả thuận. 2.
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên
nhận gia công vi phạm nghiêm trọng hợp đồng. 3.
Trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng mà bên đặt gia công đồng ý nhận sản
phẩm và yêu cầu sửa chữa nhưng bên nhận gia công không thể sửa chữa được trong
thời hạn thoả thuận thì bên đặt gia công có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi
thường thiệt hại. Điều 546. Nghĩa vụ của bên nhận gia
công 1.
Bảo quản nguyên vật liệu do bên đặt gia công cung cấp. 2.
Báo cho bên đặt gia công biết để đổi nguyên vật liệu khác, nếu nguyên vật liệu
không bảo đảm chất lượng; từ chối thực hiện gia công, nếu biết hoặc phải biết
việc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã
hội. 3.
Giao sản phẩm cho bên đặt gia công đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời
hạn và địa điểm đã thoả thuận. 4.
Giữ bí mật thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra. 5.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, trừ trường hợp sản phẩm không bảo đảm
chất lượng do nguyên vật liệu mà bên đặt gia công cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn
không hợp lý của bên đặt gia công. 6.
Hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công sau khi hoàn thành hợp
đồng. Điều 547. Quyền của bên nhận gia
công 1.
Yêu cầu bên đặt gia công giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng, thời
hạn và địa điểm đã thoả thuận. 2.
Từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công trong quá trình thực hiện
hợp đồng, nếu thấy chỉ dẫn đó có thể làm giảm chất lượng sản phẩm, nhưng phải
báo ngay cho bên đặt gia công. 3.
Yêu cầu bên đặt gia công trả đủ tiền công theo đúng thời hạn và phương thức đã
thoả thuận. Điều 548. Trách nhiệm chịu rủi
ro Cho
đến khi giao sản phẩm cho bên đặt gia công, bên nào là chủ sở hữu của nguyên vật
liệu thì phải chịu rủi ro đối với nguyên vật liệu hoặc sản phẩm được tạo ra từ
nguyên vật liệu đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Khi
bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm thì phải chịu rủi ro trong thời gian chậm
nhận, kể cả trong trường hợp sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu của bên
nhận gia công, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Khi
bên nhận gia công chậm giao sản phẩm mà có rủi ro đối với sản phẩm gia công thì
phải bồi thường thiệt hại xảy ra cho bên đặt gia công. Điều 549. Giao, nhận sản phẩm gia
công Bên
nhận gia công phải giao sản phẩm và bên đặt gia công phải nhận sản phẩm theo
đúng thời hạn và tại địa điểm đã thoả thuận. Điều 550. Chậm giao, chậm nhận sản phẩm gia
công 1.
Trường hợp bên nhận gia công chậm giao sản phẩm thì bên đặt gia công có thể gia
hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên nhận gia công vẫn chưa hoàn thành công việc thì
bên đặt gia công có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi
thường thiệt hại. 2.
Trường hợp bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm thì bên nhận gia công có thể gửi
sản phẩm đó tại nơi nhận gửi giữ và phải báo ngay cho bên đặt gia công. Nghĩa vụ
giao sản phẩm hoàn thành khi đáp ứng được các điều kiện đã thoả thuận và bên đặt
gia công đã được thông báo. Bên đặt gia công phải chịu mọi chi phí phát sinh từ
việc gửi giữ. Điều 551. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia
công 1.
Mỗi bên đều có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công, nếu việc
tiếp tục thực hiện hợp đồng không mang lại lợi ích cho mình, trừ trường hợp có
thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, nhưng phải báo cho bên kia biết
trước một thời gian hợp lý. 2.
Bên đặt gia công đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải trả tiền công
tương ứng với công việc đã làm, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Bên nhận gia
công đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì không được trả tiền công, trừ
trường hợp có thoả thuận khác. 3.
Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải
bồi thường. 1.
Bên đặt gia công phải trả đủ tiền công vào thời điểm nhận sản phẩm, trừ trường
hợp có thoả thuận khác. 2.
Trường hợp không có thoả thuận về mức tiền công thì áp dụng mức tiền công trung
bình đối với việc tạo ra sản phẩm cùng loại tại địa điểm gia công và vào thời
điểm trả tiền. 3.
Bên đặt gia công không có quyền giảm tiền công, nếu sản phẩm không bảo đảm chất
lượng do nguyên vật liệu mà mình đã cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của
mình. Điều 553. Thanh lý nguyên vật
liệu Khi
hợp đồng gia công chấm dứt, bên nhận gia công phải hoàn trả nguyên vật liệu còn
lại cho bên đặt gia công, trừ trường hợp có thoả thuận khác. HỢP
ĐỒNG GỬI GIỮ TÀI SẢN Điều 554. Hợp đồng gửi giữ tài
sản Hợp
đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản
của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn
hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không
phải trả tiền công. Điều 555. Nghĩa vụ của bên gửi tài
sản 1.
Khi giao tài sản phải báo ngay cho bên giữ biết tình trạng tài sản và biện pháp
bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ; nếu không báo mà tài sản gửi giữ bị
tiêu hủy hoặc hư hỏng do không được bảo quản thích hợp thì bên gửi phải tự chịu;
nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. 2.
Phải trả đủ tiền công, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thoả
thuận. Điều 556. Quyền của bên gửi tài
sản 1.
Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời
hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý. 2.
Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ
trường hợp bất khả kháng. Điều 557. Nghĩa vụ của bên giữ tài
sản 1.
Bảo quản tài sản theo đúng thoả thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng
tình trạng như khi nhận giữ. 2.
Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo
quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay
đổi. 3.
Thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính
chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời
hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện
các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi
phí. 4.
Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp
bất khả kháng. Điều 558. Quyền của bên giữ tài
sản 1.
Yêu cầu bên gửi trả tiền công theo thoả thuận. 2.
Yêu cầu bên gửi trả chi phí hợp lý để bảo quản tài sản trong trường hợp gửi
không trả tiền công. 3.
Yêu cầu bên gửi nhận lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên
gửi một thời gian hợp lý trong trường hợp gửi giữ không xác định thời
hạn. 4.
Bán tài sản gửi giữ có nguy cơ bị hư hỏng hoặc tiêu hủy nhằm bảo đảm lợi ích cho
bên gửi, báo việc đó cho bên gửi và trả cho bên gửi khoản tiền thu được do bán
tài sản, sau khi trừ chi phí hợp lý để bán tài sản. Điều 559. Trả lại tài sản gửi
giữ 1.
Bên giữ phải trả lại chính tài sản đã nhận và cả hoa lợi nếu có, trừ trường hợp
có thoả thuận khác. Địa
điểm trả tài sản gửi giữ là nơi gửi; nếu bên gửi yêu cầu trả tài sản ở địa điểm
khác thì phải chịu chi phí vận chuyển đến nơi đó, trừ trường hợp có thoả thuận
khác. 2.
Bên giữ phải trả lại tài sản đúng thời hạn và chỉ có quyền yêu cầu bên gửi lấy
lại tài sản trước thời hạn, nếu có lý do chính đáng. Điều 560. Chậm giao, chậm nhận tài sản gửi
giữ Trường
hợp bên giữ chậm giao tài sản thì không được yêu cầu bên gửi trả tiền công và
thanh toán các chi phí về bảo quản, kể từ thời điểm chậm giao và phải chịu rủi
ro đối với tài sản trong thời gian chậm giao tài sản. Trường
hợp bên gửi chậm nhận tài sản thì phải thanh toán các chi phí về bảo quản và
tiền công cho bên nhận giữ tài sản trong thời gian chậm nhận. 1.
Bên gửi phải trả đủ tiền công khi lấy lại tài sản gửi giữ, trừ trường hợp có
thoả thuận khác. 2.
Trường hợp các bên không thoả thuận về mức tiền công thì áp dụng mức tiền công
trung bình tại địa điểm và thời điểm trả tiền công. 3.
Khi bên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn thì vẫn phải trả đủ tiền công và
thanh toán chi phí cần thiết phát sinh từ việc bên giữ phải trả lại tài sản
trước thời hạn, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 4.
Khi bên giữ yêu cầu bên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn thì bên giữ không
được nhận tiền công và phải bồi thường thiệt hại cho bên gửi, trừ trường hợp có
thoả thuận khác. HỢP
ĐỒNG ỦY QUYỀN Hợp
đồng uỷ quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa
vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao
nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Thời
hạn ủy quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả
thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm,
kể từ ngày xác lập việc ủy quyền. 1.
Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau
đây: a)
Có sự đồng ý của bên ủy quyền; b)
Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện
được. 2.
Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu. 3.
Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban
đầu. Điều 565. Nghĩa vụ của bên được uỷ
quyền 1.
Thực hiện công việc theo uỷ quyền và báo cho bên uỷ quyền về việc thực hiện công
việc đó. 2.
Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện uỷ quyền về thời hạn, phạm vi uỷ
quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi uỷ quyền. 3.
Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc uỷ
quyền. 4.
Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc uỷ
quyền. 5.
Giao lại cho bên uỷ quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi
thực hiện việc uỷ quyền theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp
luật. 6.
Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này. Điều 566. Quyền của bên được uỷ
quyền 1.
Yêu cầu bên uỷ quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để
thực hiện công việc uỷ quyền. 2.
Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc uỷ quyền;
hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận. Điều 567. Nghĩa vụ của bên uỷ
quyền 1.
Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được uỷ quyền thực
hiện công việc. 2.
Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được uỷ quyền thực hiện trong phạm vi uỷ
quyền. 3.
Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được uỷ quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc
được uỷ quyền; trả thù lao cho bên được uỷ quyền, nếu có thoả thuận về việc trả
thù lao. Điều 568. Quyền của bên uỷ
quyền 1.
Yêu cầu bên được uỷ quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc uỷ
quyền. 2.
Yêu cầu bên được uỷ quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện
công việc uỷ quyền, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 3.
Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được uỷ quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại
Điều 565 của Bộ luật này. Điều 569. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ
quyền 1.
Trường hợp uỷ quyền có thù lao, bên uỷ quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực
hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được uỷ quyền tương
ứng với công việc mà bên được uỷ quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu
uỷ quyền không có thù lao thì bên uỷ quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng
bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được uỷ quyền một thời gian hợp
lý. Bên
uỷ quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên uỷ quyền chấm
dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu
lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng uỷ quyền
đã bị chấm dứt. 2.
Trường hợp uỷ quyền không có thù lao, bên được uỷ quyền có quyền đơn phương chấm
dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên uỷ quyền
biết một thời gian hợp lý; nếu uỷ quyền có thù lao thì bên được uỷ quyền có
quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường
thiệt hại cho bên uỷ quyền, nếu có. 1.
Người đã công khai hứa thưởng phải trả thưởng cho người đã thực hiện công việc
theo yêu cầu của người hứa thưởng. 2.
Công việc được hứa thưởng phải cụ thể, có thể thực hiện được, không vi phạm điều
cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Điều 571. Rút lại tuyên bố hứa
thưởng Khi
chưa đến hạn bắt đầu thực hiện công việc thì người hứa thưởng có quyền rút lại
tuyên bố hứa thưởng của mình. Việc rút lại tuyên bố hứa thưởng phải được thực
hiện theo cách thức và trên phương tiện mà việc hứa thưởng đã được công
bố. 1.
Trường hợp một công việc được hứa thưởng do một người thực hiện thì khi công
việc hoàn thành, người thực hiện công việc đó được nhận thưởng. 2.
Khi một công việc được hứa thưởng do nhiều người cùng thực hiện nhưng mỗi người
thực hiện độc lập với nhau thì người hoàn thành đầu tiên được nhận
thưởng. 3.
Trường hợp nhiều người cùng hoàn thành công việc được hứa thưởng vào cùng một
thời điểm thì phần thưởng được chia đều cho những người đó. 4.
Trường hợp nhiều người cùng cộng tác để thực hiện công việc được hứa thưởng do
người hứa thưởng yêu cầu thì mỗi người được nhận một phần của phần thưởng tương
ứng với phần đóng góp của mình. 1.
Việc tổ chức các cuộc thi văn hoá, nghệ thuật, thể thao, khoa học, kỹ thuật và
các cuộc thi khác không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã
hội. 2.
Người tổ chức các cuộc thi phải công bố điều kiện dự thi, thang điểm, các giải
thưởng và mức thưởng của mỗi giải. Việc
thay đổi điều kiện dự thi phải được thực hiện theo cách thức đã công bố trong
một thời gian hợp lý trước khi diễn ra cuộc thi. 3.
Người đoạt giải có quyền yêu cầu người tổ chức thi trao giải thưởng đúng mức đã
công bố. Điều 574. Thực hiện công việc không có ủy
quyền Thực
hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện
công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công
việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản
đối. Điều 575. Nghĩa vụ thực hiện công việc không có ủy
quyền 1.
Người thực hiện công việc không có ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc phù
hợp với khả năng, điều kiện của mình. 2.
Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải thực hiện công việc như công
việc của chính mình; nếu biết hoặc đoán biết được ý định của người có công việc
thì phải thực hiện công việc phù hợp với ý định đó. 3.
Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải báo cho người có công việc được
thực hiện về quá trình, kết quả thực hiện công việc nếu có yêu cầu, trừ trường
hợp người có công việc đã biết hoặc người thực hiện công việc không có ủy quyền
không biết nơi cư trú hoặc trụ sở của người đó. 4.
Trường hợp người có công việc được thực hiện chết, nếu là cá nhân hoặc chấm dứt
tồn tại, nếu là pháp nhân thì người thực hiện công việc không có ủy quyền phải
tiếp tục thực hiện công việc cho đến khi người thừa kế hoặc người đại diện của
người có công việc được thực hiện đã tiếp nhận. 5.
Trường hợp có lý do chính đáng mà người thực hiện công việc không có ủy quyền
không thể tiếp tục đảm nhận công việc thì phải báo cho người có công việc được
thực hiện, người đại diện hoặc người thân thích của người này hoặc có thể nhờ
người khác thay mình đảm nhận việc thực hiện công việc. Điều 576. Nghĩa vụ thanh toán của người có công việc được
thực hiện 1.
Người có công việc được thực hiện phải tiếp nhận công việc khi người thực hiện
công việc không có ủy quyền bàn giao công việc và thanh toán các chi phí hợp lý
mà người thực hiện công việc không có ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc,
kể cả trường hợp công việc không đạt được kết quả theo ý muốn của
mình. 2.
Người có công việc được thực hiện phải trả cho người thực hiện công việc không
có ủy quyền một khoản thù lao khi người này thực hiện công việc chu đáo, có lợi
cho mình, trừ trường hợp người thực hiện công việc không có ủy quyền từ
chối. Điều 577. Nghĩa vụ bồi thường thiệt
hại 1.
Khi người thực hiện công việc không có ủy quyền cố ý gây thiệt hại trong khi
thực hiện công việc thì phải bồi thường thiệt hại cho người có công việc được
thực hiện. 2.
Nếu người thực hiện công việc không có ủy quyền do vô ý mà gây thiệt hại trong
khi thực hiện công việc thì căn cứ vào hoàn cảnh đảm nhận công việc, người đó có
thể được giảm mức bồi thường. Điều 578. Chấm dứt thực hiện công việc không có ủy
quyền Việc
thực hiện công việc không có ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau
đây: 1.
Theo yêu cầu của người có công việc được thực hiện; 2.
Người có công việc được thực hiện, người thừa kế hoặc người đại diện của người
có công việc được thực hiện tiếp nhận công việc; 3.
Người thực hiện công việc không có ủy quyền không thể tiếp tục thực hiện công
việc theo quy định tại khoản 5 Điều 575 của Bộ luật này; 4.
Người thực hiện công việc không có ủy quyền chết, nếu là cá nhân hoặc chấm dứt
tồn tại, nếu là pháp nhân. 1.
Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp
luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó;
nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải
giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236
của Bộ luật này. 2.
Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị
thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp
quy định tại Điều 236 của Bộ luật này. 1.
Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn
trả toàn bộ tài sản đã thu được. 2.
Trường hợp tài sản hoàn trả là vật đặc định thì phải hoàn trả đúng vật đó; nếu
vật đặc định đó bị mất hoặc hư hỏng thì phải đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có
thoả thuận khác. 3.
Trường hợp tài sản hoàn trả là vật cùng loại, nhưng bị mất hoặc hư hỏng thì phải
trả vật cùng loại hoặc đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thoả thuận
khác. 4.
Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả khoản lợi
về tài sản đó cho người bị thiệt hại bằng hiện vật hoặc bằng tiền. Điều 581. Nghĩa vụ hoàn trả hoa lợi, lợi
tức 1.
Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có
căn cứ pháp luật và không ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được
từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ
pháp luật. 2.
Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có
căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ
thời điểm người đó biết hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi
về tài sản không có căn cứ pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của
Bộ luật này. Điều 582. Quyền yêu cầu người thứ ba hoàn
trả Trường
hợp người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật đã giao
tài sản cho người thứ ba thì khi bị chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với
tài sản yêu cầu hoàn trả, người thứ ba có nghĩa vụ hoàn trả tài sản đó, trừ
trường hợp Bộ luật này có quy định khác; nếu tài sản đó đã được trả bằng tiền
hoặc có đền bù thì người thứ ba có quyền yêu cầu người đã giao tài sản cho mình
bồi thường thiệt hại. Chủ
sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản, người bị thiệt hại được hoàn trả
tài sản thì phải thanh toán chi phí cần thiết mà người chiếm hữu, người sử dụng
tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình
đã bỏ ra để bảo quản, làm tăng giá trị của tài sản. Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại 1.
Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín,
tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải
bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định
khác. 2.
Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi
của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định
khác. 3.
Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo
quy định tại khoản 2 Điều này. Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt
hại 1.
Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả
thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực
hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác. 2.
Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu
không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của
mình. 3.
Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên
gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác
thay đổi mức bồi thường. 4.
Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường
phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra. 5.
Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do
không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại
cho chính mình. Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
của cá nhân 1.
Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi
thường. 2.
Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi
thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con
chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường
phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật
này. Người
từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường
bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi
thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. 3.
Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người
giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người
được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám
hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình
không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi
thường. Điều 587. Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây
ra Trường
hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường
cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại
được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được
mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau. Điều 588. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt
hại Thời
hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền
yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm
phạm. XÁC
ĐỊNH THIỆT HẠI Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm
phạm Thiệt
hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm: 1.
Tài sản bị mất, bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng; 2.
Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm
sút; 3.
Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại; 4.
Thiệt hại khác do luật quy định. Điều 590. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm
phạm 1.
Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm: a)
Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị
mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; b)
Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập
thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp
dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; c)
Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt
hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và
cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý
cho việc chăm sóc người bị thiệt hại; d)
Thiệt hại khác do luật quy định. 2.
Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ của người khác bị
xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một
khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi
thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận
được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần
mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm
phạm 1.
Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: a)
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật
này; b)
Chi phí hợp lý cho việc mai táng; c)
Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp
dưỡng; d)
Thiệt hại khác do luật quy định. 2.
Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị
xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một
khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc
hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì
người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi
dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn
thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối
đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở
do Nhà nước quy định. Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm
phạm 1.
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm: a)
Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; b)
Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; c)
Thiệt hại khác do luật quy định. 2.
Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín
của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1
Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh
chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu
không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín
bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Điều 593. Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính
mạng, sức khoẻ bị xâm phạm 1.
Trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt
hại được hưởng bồi thường từ thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động cho đến
khi chết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2.
Trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp
dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị
xâm phạm chết trong thời hạn sau đây: a)
Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống
sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ
trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao
động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân; b)
Người thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho
đến khi chết. 3.
Đối với con đã thành thai của người chết, tiền cấp dưỡng được tính từ thời điểm
người này sinh ra và còn sống. BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ Điều 594. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá
giới hạn phòng vệ chính đáng Người
gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho
người bị thiệt hại. Người
gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người
bị thiệt hại. Điều 595. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá
yêu cầu của tình thế cấp thiết 1.
Trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người
gây thiệt hại phải bồi thường phần thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình
thế cấp thiết cho người bị thiệt hại. 2.
Người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường
cho người bị thiệt hại. Điều 596. Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích
thích gây ra 1.
Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất
khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi
thường. 2.
Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm
vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì
phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Điều 597. Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây
ra Pháp
nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện
nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền
yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo
quy định của pháp luật. Điều 598. Bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ
gây ra Nhà
nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi
hành công vụ gây ra theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước. 1.
Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây
thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra. 2.
Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian
bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, pháp nhân khác phải
bồi thường thiệt hại xảy ra. 3.
Trường học, bệnh viện, pháp nhân khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này
không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; trong
trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất
năng lực hành vi dân sự phải bồi thường. Điều 600. Bồi thường thiệt hại do người làm công, người
học nghề gây ra Cá
nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây
ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công,
người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo
quy định của pháp luật. Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra 1.
Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống
tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất
độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy
định. Chủ
sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận
chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật. 2.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì
người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 3.
Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường
thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây: a)
Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; b)
Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác. 4.
Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người
đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường
thiệt hại. Khi
chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để
nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới
bồi thường thiệt hại. Điều 602. Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi
trường Chủ
thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định
của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi. Điều 603. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây
ra 1.
Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác.
Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm
hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2.
Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người
khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu
cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. 3.
Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người
chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm
hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái
pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. 4.
Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc
vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã
hội. Điều 604. Bồi thường thiệt hại do cây cối gây
ra Chủ
sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do
cây cối gây ra. Điều 605. Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây
dựng khác gây ra Chủ
sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình
xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó
gây thiệt hại cho người khác. Khi
người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt
hại thì phải liên đới bồi thường. Điều 606. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi
thể 1.
Cá nhân, pháp nhân xâm phạm thi thể phải bồi thường thiệt hại. 2.
Thiệt hại do xâm phạm thi thể gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt
hại. 3.
Người chịu trách nhiệm bồi thường khi thi thể bị xâm phạm phải bồi thường theo
quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh
thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết, nếu
không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng
khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả
thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa đối với mỗi thi thể bị xâm phạm
không quá ba mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Điều 607. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ
mả 1.
Cá nhân, pháp nhân xâm phạm đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt
hại. 2.
Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt
hại. 3.
Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp mồ mả của người khác bị xâm
phạm phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền khác
để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích theo thứ tự hàng thừa
kế của người chết; nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng
người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh
thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa đối với mỗi
mồ mả bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy
định. Điều 608. Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của
người tiêu dùng Cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
không bảo đảm chất lượng hàng hoá, dịch vụ mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng
thì phải bồi thường. |
ĐƠN VỊ HỖ TRỢ
|